Cổng cưới làm từ cỏ cây hoa lá có gì đặc biệt mà giá lên đến cả trăm triệu?

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Những chiếc cổng cưới truyền thống được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, tính trung bình mỗi tháng 9x này nhận từ 7-10 đơn hàng ở khắp nơi.

“Cổng cưới truyền thống được làm từ chất liệu tự nhiên và gần gũi với mọi người như thân cây chuối, lá và quả dừa nước, đậu đũa, đậu bắp, tỏi, ớt, cau kiểng, lá dừa… Mỗi chiếc cổng cưới sẽ có giá tùy thuộc vào kích thước, độ khó và khoảng cách địa lý, dao động từ 15 đến hơn 100 triệu đồng/cổng”, anh Trần Văn Ngọt (34 tuổi, trú tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho hay.

Anh Ngọt bén duyên với nghề này rất tình cờ. Trước đây, anh làm một nhân viên của cửa hàng hoa tươi. Khi làm công việc này, anh nhận thấy khách đặt mua mâm ngũ quả và cổng cưới truyền thống khá nhiều.

Cổng cưới truyền thống đang là xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình.

Cổng cưới truyền thống đang là xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình.

“Hồi đó, cổng cưới truyền thống rất thịnh hành ở miền Tây nên tôi bắt đầu tìm hiểu và làm để có kinh nghiệm. Đến năm 2018, tôi đã quyết định nghỉ làm thuê, quyết tâm theo nghề làm cổng cưới truyền thống”, anh kể lại.

 Thời gian mới bước chân vào nghề không hề dễ dàng, anh thiếu vốn và nhân lực để phát triển. Một mình làm rất nhiều việc, từ việc quảng bá hình ảnh để thiết kế, mua nguyên liệu. “Tôi còn nhớ, tôi tích cực đăng tải cổng cưới mình làm lên mạng xã hội để mọi người biết đến. Dần dần khách cũng tin tưởng nhiều và đặt nhiều hơn”, anh chia sẻ.

Vì cổng cưới làm hoàn toàn từ lá, hoa, quả nên việc thực hiện không đơn giản. Người làm cần phải tâm huyết và tỉ mỉ. Để đáp ứng thị hiếu khách hàng, anh kết hợp cổng cưới truyền thống và hiện đại, thay đổi nhiều kiểu dáng uốn lượn, tư thế bay, đáp cho rồng, phụng. Anh sẽ trang trí thêm hoa hồng để bắt mắt hơn, khách cũng có thể lựa chọn loại hoa yêu thích để anh trang trí thêm.

Những chiếc cổng này có giá dao động từ 15 triệu đến hơn 100 triệu đồng.

Những chiếc cổng này có giá dao động từ 15 triệu đến hơn 100 triệu đồng.

Theo anh Ngọt, hiện nay mẫu cổng cưới rồng, phụng được ưa chuộng nhất. Các công đoạn thực hiện mẫu cổng cưới này cũng rất kỳ công và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao, từ lúc tạo khung sườn đến gắn kết vật liệu phù hợp để tạo vảy rồng, phụng, di chuyển cổng đến nơi tổ chức lễ cưới để lắp ráp, trang trí thêm hoa, lá…

“Vảy rồng, phụng tôi thường làm từ quả cau kiểng, lá khóm, lá cây lưỡi hổ, mo cau... Riêng những tép tỏi được tách vỏ dùng làm răng rồng; ớt làm phần kỳ và trang trí phần mắt... Trong đó, công đoạn khó nhất là làm mắt rồng, mắt phụng sao cho có hồn, thần thái”, anh nói.

Cổng được làm hoàn toàn từ cây, quả và lá... rất kỳ công.

Cổng được làm hoàn toàn từ cây, quả và lá... rất kỳ công.

Mỗi tháng, anh Ngọt nhận trung bình từ 7-10 đơn đặt của khách.

Mỗi tháng, anh Ngọt nhận trung bình từ 7-10 đơn đặt của khách.

Thời gian hoàn thiện cổng cưới rồng, phụng này sẽ khoảng 3 ngày và từ 5-10 người tạo hình, lắp ráp, trang trí. Tùy thuộc vào kích thước mỗi chiếc cổng, nguyên liệu sử dụng cũng nhiều, ít khác nhau.

"Tính đến nay, chiếc cổng được tôi thiết kế “khủng” nhất có chiều ngang lên đến 12 m với hàng trăm cân chất liệu và vận chuyển đến tận Đồng Nai, làm 3 ngày liên tục mới hoàn thiện", anh cho hay.

Trung bình, mỗi tháng, anh Ngọt nhận làm từ 7 - 10 cổng cưới. Thời điểm anh nhận nhiều đơn đặt hàng nhất thường vào các dịp lễ, gần Tết hoặc tháng 9, tháng 10 âm lịch. Không chỉ nhận thiết kế cho khách ở miền Tây, anh còn nhận các đơn hàng ở tỉnh xa và thiết kế cổng cưới trên những chiếc ghe đi rước dâu làm từ lá dừa.

Loại quả này còn khá lạ lẫm với người Việt Nam nhưng được người Trung Quốc và Nhật Bản yêu thích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHÚC MINH ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN