Chuyện thật như đùa, thu gom 6 triệu chiếc điện thoại cũ để làm huy chương Olympic

Để chuẩn bị gần 5.000 chiếc huy chương cho Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản đã thu gom gần 80.000 tấn thiết bị điện tử, trong đó có hơn 6 triệu điện thoại di động cũ.

Còn chưa đầy một năm nữa Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ diễn ra và Nhật Bản không để lãng phí bất kì thứ gì để chuẩn bị huy chương. Cụ thể, xứ sở hoa Anh Đào đã đưa ra Dự án huy chương Tokyo 2020, theo đó, tất cả huy chương sẽ được “tái chế” từ các thiết bị điện tử.

Hình ảnh bé gái quyên góp chiếc điện thoại cũ. Ảnh: BI.

Hình ảnh bé gái quyên góp chiếc điện thoại cũ. Ảnh: BI.

Dự án Huy chương Tokyo 2020 đã châm ngòi cho bộ sưu tập huy chương được “tái chế” từ 78.985 tấn thiết bị điện tử trên khắp Nhật Bản. Dự án này bắt đầu từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2019. Sau 2 năm kêu gọi quyên góp và thu gom, Tokyo 2020 “tuyên bố” 100% kim loại được sử dụng để làm huy chương sẽ được làm từ các vật liệu có trong các thiết bị điện tử. Dự kiến sẽ có khoảng 5.000 huy chương được trao trong Thế vận hội Tokyo 2020.

Sau quá trình tháo gỡ, số kim loại này được đổ vào khuôn theo thiết kế của Junichi Kawanishi. Ảnh: BI.

Sau quá trình tháo gỡ, số kim loại này được đổ vào khuôn theo thiết kế của Junichi Kawanishi. Ảnh: BI.

Theo Dự án huy chương Tokyo 2020, huy chương vàng, bạc, đồng được đúc ra hoàn toàn từ 78.985 tấn thiết bị điện tử, trong đó gồm 6,21 triệu chiếc điện thoại di động cũ. Gần 80.000 tấn thiết bị điện tử, người ta tách ra được 32 kg vàng, 3,5 tấn bạc và 2,2 tấn đồng. Sau quá trình tháo gỡ, số kim loại này được đổ vào khuôn theo thiết kế của Junichi Kawanishi - người có tác phẩm được chọn trong số hơn 400 tác phẩm tham gia cuộc thi thiết kế huy chương Olympic Tokyo 2020.

Hình ảnh huy chương đồng. Ảnh: USA Today.

Hình ảnh huy chương đồng. Ảnh: USA Today.

Khi tổ chức các kì Thế vận hội trước, Nhật Bản vội vã “lao vào” thực hiện những dự án xây dựng nhưng sau đó, các nhà thi đấu, sân vận động hoành tráng thường bị “đắp chiếu”, bỏ hoang. Vì thế, hoạt động này là một điều nhắn nhủ của những người thực hiện Dự án Huy chương rằng con người cần nâng cao nhận thức về việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. 

Huy chương bạc. Ảnh: USA Today.

Huy chương bạc. Ảnh: USA Today.

“Chúng tôi hy vọng dự án tái chế đồ điện tử tiêu dùng loại nhỏ và nỗ lực đóng góp vào một xã hội bền vững, thân thiện với môi trường sẽ trở thành một di sản của Thế vận hội Tokyo 2020”, những người thực hiện Dự án huy trường tuyên bố trên website của họ.

Huy chương vàng. Ảnh: USA Today.

Huy chương vàng. Ảnh: USA Today.

Olympic Tokyo 2020 là một sự kiện thể thao đa môn quốc tế sắp diễn ra, được dự kiến diễn ra từ ngày 24/7 đến ngày 9/8 năm 2020 tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, với sự tham dự của gần 11.100 vận động viên đến từ hơn 200 nước và vùng lãnh thổ.

Sản phẩm nào dùng xong tưởng phải vứt đi nhưng có thể tái chế?

Việc tái chế sẽ giúp bạn tiết kiệm được không ít chi phí.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Đan (theo BI, USA today) ([Tên nguồn])
Thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN