Choáng váng cặp khế “vợ chồng” trị giá trên 10 tỷ, chủ nhân để vườn chiêm ngưỡng chứ không bán
Cặp cây khế cổ thụ khoảng 400 tuổi được trả giá hơn 10 tỷ đồng khiến ai nhìn thấy cũng ngỡ ngàng.
Nếu như trước đây, cây khế chỉ được dùng để lấy quả thì ngày nay khế còn được các nghệ nhân cắt tỉa, tạo dáng thành những chậu bonsai đầy nghệ thuật, giá lên tới cả chục tỷ đồng.
Vừa qua, dư luận được phen xôn xao trước thông tin cặp cây khế "vợ chồng" dù được trả giá tiền tỷ song chủ nhân vẫn nhất quyết không bán bởi đây là cặp khế độc nhất vô nhị, khó tìm tại .
Cặp khế cổ “vợ chồng” thu hút nhiều người trong giới cây cảnh săn lùng.
Theo tìm hiểu được biết cặp khế “vợ chồng” thuộc sở hữu của ông Toàn “đô la” ở Phú Thọ, một đại gia chơi cây có tiếng ở Việt Nam. Trong giới chơi cây cảnh, không ai không biết đến ông Phan Văn Toàn (TP.Việt Trì - Phú Thọ), người sở hữu và được chứng nhận "vườn cây di sản". Trong bộ sưu tập cây cảnh của ông có hàng trăm cây vô cùng quý hiếm và đắt đỏ. Cây ít tiền nhất cũng khoảng 100 triệu, nhiều nhất cũng lên đến khoảng 35 tỷ đồng. Chỉ nói đến bộ sưu tập cây cảnh của ông Toàn "đô la" ai cũng choáng váng về độ chịu chơi của ông.
Cặp cây khế "vợ chồng" 400 năm tuổi có giá hơn 10 tỷ đồng.
Trong bộ sưu tập cây cảnh của ông có cặp khế cổ tên “vợ chồng” thu hút nhiều người trong giới chơi cây thích thú và muốn sở hữu. Bởi cặp khế trên 400 năm tuổi này do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc, đến nay cặp khế này được đánh giá là cặp khế cổ nhất Việt Nam.
Ông Toàn chia sẻ trên báo, cặp khế được vua cắt tỉa theo tích “tam cương ngũ thường”, tức là nói về cách ứng xử giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng. Dáng thế trực, một cây khế chồng, một cây khế vợ. Hiện giá trị của cặp khế này khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Cây khế cổ có chiều cao khoảng trên 3m, chu vi đường kính gốc khoảng 60cm.
Để có được cặp khế này để trong sân vườn nhà mình ông Toàn đã phải vất vả săn tìm trong suốt nhiều năm qua. Giờ đây, ông Toàn luôn xem những cây khế như "báu vật" vô giá trong nhà, dù được nhiều đại gia trả giá “khủng” nhưng ông đều từ chối chuyển nhượng.
Được biết, cặp khế cũng được công nhận là cây di sản Việt Nam. Toàn bộ từ gốc đến thân cây nổi u cục, xù xì, thân uốn lượn thể hiện nét đẹp hiếm có khó tìm của cây cảnh.
Ngày xưa, hầu hết nhiều gia chủ khi trồng cây khế chỉ biết đến tính năng ăn quả và phủ mát cho ngôi nhà mà không biết thực chất cây khế còn có ý nghĩa phong thuỷ. Cây khế lớn, cành lá xum xuê và quả chín ngả vàng sẽ tượng trưng cho điều may mắn, phát triển, thịnh vượng, đủ đầy.
Cây khế là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trồng rất khó tạo thế như các giống cây cảnh khác. Nó đòi hỏi niềm đam mê, sự cần mẫn trong việc cắt tỉa cũng như chăm sóc. Các nghệ nhân đã dành nhiều thời gian và công sức "thổi hồn" cho những cây khế vốn chỉ là loài cây thường trong vườn quê thành những cây cảnh có giá trị lớn và được trả mức giá “không tưởng”.
Nhiều người không khỏi choáng ngợp khi lần đầu nhìn thấy cây sung "Long mã hồi đầu" tiền tỷ nằm trên đỉnh núi...
Nguồn: [Link nguồn]