Chiêm ngưỡng cây sanh bonsai “khủng”, chủ nhân định giá 12 tỷ đồng
Cây sanh này được chủ nhân định giá 12 tỷ đồng và đang trưng bày tại khu vườn của gia đình.
Ông Nguyễn Phước Lộc (53 tuổi, ngụ tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) hiện đang sở hữu khoảng 5.000 chậu cảnh, trong đó có những cây giá trị đến cả chục tỷ đồng ở khu vườn rộng 30.000m2 tại TP Sa Đéc.
Là người có kinh nghiệm gần 40 năm làm thợ sửa cây cảnh, ông cho biết nhờ nghề này mà ông có được “gia tài” này. Theo đó, ông đang sở hữu những cây bonsai có giá trị lớn. Cụ thể, cây sanh bonsai cổ có giá 12 tỷ đồng, cặp me cổ cũng có người trả hơn chục tỷ, hay cặp vạn niên tùng cổ cũng có giá hơn chục tỷ đồng.
Cây sanh bonsai cổ được chủ nhân định giá 12 tỷ.
Nói về cây sanh bonsai cổ, ông Phước Lộc cho hay đã rất nhiều du khách đến thăm vườn chụp ảnh và ngỏ ý mua nhưng ông chưa đồng ý bán. Vì ông cho rằng cây này “có một không hai”, cây đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục cây sanh bonsai có đường kính tán lớn nhất Việt Nam vào năm 2020.
Vào khoảng năm 2004, ông biết đến cây sanh này, ông đã bỏ ra vài chục triệu đồng để mua về vườn. Khi mua về, cây sanh đã được chủ nhân cũ tạo dáng theo hướng cây cảnh nghệ thuật. Với kinh nghiệm nhiều năm sửa cây cảnh, ông nhận thấy cây này có gốc rất to, có nét của bonsai nên ông đã uốn, sửa và cắt tỉa thành cây bonsai.
“Cũng mất khá nhiều thời gian mới có thể sửa được dáng cây, cây bonsai nào cũng vậy, đều cần thời gian dài mới tạo thành dáng đẹp, có giá trị cao”, ông chia sẻ.
Gốc cây rất to, cây có đường kính tán 6,5m; chiều cao là 5m, hoành gốc 3,5m; cao trên 5m.
Hiện, cây sanh bonsai có đường kính tán 6,5m; chiều cao là 5m, hoành gốc 3,5m; cao trên 5m.
Ông Nguyễn Phước Lộc cho biết cây này có tuổi thọ hơn 120 năm, trị giá khoảng 12 tỷ đồng. Cây đang được trưng bày trên mảnh đất của ông cho du khách đến tham quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm.
Theo ông, cây có giá trị cao như vậy do người trồng chăm sóc, uốn tỉa qua rất nhiều năm. Nếu cứ để cây tự lớn thì giá sẽ không cao, muốn cây có giá trị cao lên đến cả tỷ đồng thì phải bỏ nhiều công sức uốn tỉa.
“Trồng kiểng tính bằng năm, tính ra mỗi cây không lời được nhiều. Bù lại, nhà vườn có thể trồng cùng lúc hàng nghìn cây, lấy số lượng bù lại", ông Lộc nói.
Cây này ông cho biết cần phải chăm sóc và uốn tỉa nhiều năm mới có được như hiện tại.
Trước đây, cây sanh này giá trị không cao nhưng được cắt tỉa qua nhiều năm thì có giá trị cao hơn.
Chia sẻ thêm về sự khác nhau giữa kiểng cổ và kiểng bonsai, ông cho hay cây kiểng cổ thì nhìn cây sẽ toát lên giá trị cổ, kỳ, mỹ, văn. Còn cây kiểng bonsai sẽ phải đạt bốn tiêu chí là cổ, tự nhiên, thu gọn và chậu cạn. Tức là khi nhìn cây kiểng bonsai, mặc dù cây có được bàn tay chăm bón, uốn tỉa của người trồng rất nhiều nhưng khi rời ra, cây nhìn như được mọc ngoài tự nhiên, không thấy bóng dáng của bàn tay người trồng chăm sóc nữa.
Vé xem Táo quân đang được rao bán rất nhiều trên chợ mạng, giá lên đến 7 triệu đồng/vé.
Nguồn: [Link nguồn]