Cây “rác” mọc dưới mương hôi rình, nay là “lộc trời” giúp kiếm bộn tiền
Từ giống cây dại bị ghét bỏ “đổi đời” thành báu vật y học, rốt cuộc giống thực vật này có gì đặc biệt?
Cây sống dưới mương nay được nâng niu như "vàng"
Trên các tính miền núi phía Bắc nước ta có một giống cây dại mang tên “mao lương”, hay còn được gọi là rau cần dại, thạch long nhục. Nó thường mọc ở ven rừng, ven đường đi, bờ nương rẫy, thậm chí có thể sinh trưởng cả trong những rãnh, mương hôi hám.
Giống cây dại này vốn không được lòng các nông dân, bởi chúng có khả năng sinh sôi mạnh mẽ, nếu mọc trên đất nông nghiệp có thể “cướp mất” chất dinh dưỡng của cây trồng, khiến cây trồng kém phát triển.
Ngoài ra, mao lương còn chứa một lượng độc tố. Nếu ăn phải có thể gây triệu chứng rát miệng, khó thở, phồng da và niêm mạc, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Ít ai biết, loài thực vật nhiều tác hại này hóa ra lại là một thảo dược truyền thống của châu Á.
Trong Đông y, mao lương có vị đắng, mùi hắc (nhất là khi còn tươi), tính bình, có độc (độc tính sẽ giảm sau khi được xử lý với nhiệt). Trong Đông y, mao lương được dùng để chữa chứng thận yếu, tinh ít, lạnh quy đầu, sáng mắt, bệnh lao, hạch bạch huyết, sốt rét, thấp khớp, v.v.
Ở Trung Quốc, mao lương còn có thể dùng để giảm đau, chữa vết rắn cắn, đau răng và nhiều chứng bệnh khác. Giá mao lương phơi khô ở đây lên đến 26 NDT (88.000đ)/kg.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng mao lương rất độc, tuyệt đối không nên dùng cây mao lương như thực phẩm.
Ở Việt Nam, bạn có thể “săn lùng” loài cây này ở Lạng Sơn, Cao Bằng và một số vùng núi khác.
Nguồn: [Link nguồn]
-03/01/2025 03:51 AM (GMT+7)