Bỏ việc nhàn nhã về làm nông, nay kiếm chục tỉ/năm nhờ nuôi loài nhiều chân, ăn tạp
Sau 4 năm phải gồng lỗ và thất bại liên tiếp, người đàn ông này đã kiên trì đến cùng và khai phá được bí quyết chăn nuôi thành công.
Đàm Cử Vệ (người Quảng Đông, Trung Quốc) vốn là ông chủ của một cửa hàng thuốc thủy sản tại thị trấn Hoàng Phố, Quảng Tây. Việc kinh doanh vô cùng phát đạt do người dân địa phương nuôi rất nhiều tôm thẻ chân trắng - một loài có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó đã được nuôi thành công ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á.
Bản thân anh Vệ cũng không khỏi tò mò khi có nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng như vậy. Sau khi tìm hiểu, anh phát hiện giá bán của chúng quả thực rất cao. Vì vậy, người đàn ông này đã quyết định bỏ việc để khởi nghiệp nuôi tôm.
4 năm nuôi tôm, năm nào cũng lỗ vốn
Tháng 6 năm 2010, anh Vệ thuê 30 mẫu ao ở địa phương, chọn 600.000 con tôm giống và bắt đầu hành trình nuôi tôm. Tuy nhiên thay vì kiếm được tiền như tưởng tượng ban đầu, anh lại gặp một cơn ác mộng.
Một ngày tháng 7 năm 2010, trên bờ ao nổi đầy xác tôm thẻ chân trắng. Hóa ra đêm trước đó trời mưa rất to, nhiệt độ giảm mạnh khiến nhiệt độ trong ao thay đổi, ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa các vi sinh vật trong nước, khiến tôm có phản ứng căng thẳng và chết hàng loạt.
Không nản lòng, anh lại đầu tư hơn 200.000 NDT (683 triệu đồng) để bắt đầu một đợt nuôi mới. Thế nhưng lần thứ 2 này vẫn thất bại. Khi chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là có thể thu hoạch tôm, đàn tôm đột nhiên bị bệnh. Dù anh Vệ đã dùng thuốc để cứu vãn tình hình nhưng “lực bất tòng tâm”.
Trong 4 năm tiếp theo, dù anh nỗ lực kiểm soát, chăm sóc cẩn thận đến mức nào và dùng đủ các loại thuốc khác nhau, đàn tôm thẻ chân trắng vẫn chết dần vì nhiều vấn đề khác nhau. Như vậy, mỗi năm nuôi tôm đều là một năm lỗ vốn.
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Dù vậy, người đàn ông này vẫn cắn răng kiên trì. Cuối cùng, anh cũng phát hiện ra nguyên nhân thật sự khiến bầy tôm bị chết. Hóa ra, sau khi tôm trong ao đã trải qua phản ứng căng thẳng, việc đổ thêm thuốc nữa sẽ gây ra căng thẳng thứ cấp cho tôm thẻ chân trắng, khiến chúng chết nhanh hơn.
Sau khi nắm rõ nguyên nhân, năm 2014, anh đã vay mượn 200.000 NDT (683 triệu đồng) để thử một lần cuối. Lần này, anh không còn phun thuốc trừ sâu vào ao nuôi tôm để khử trùng nước như những lần trước.
Đúng như dự đoán, lần này đàn tôm đã sống sót, nhưng sản lượng chỉ đạt hơn 150 kg/mẫu.
Để cải thiện tình hình, anh Vệ lập một bệ quan sát ở giữa ao tôm để theo dõi chúng. Nếu tôm chết nhiều nghĩa là chất lượng nước của ao đã thay đổi, tảo và các vi sinh vật khác trong nước cũng đã thay đổi. Vào thời điểm này, anh sẽ giảm lượng thức ăn cho tôm.
Nếu tôm không no, chúng sẽ ăn tảo trong nước. Sau vài ngày, chất lượng nước sẽ trở lại bình thường. Sau khi chất lượng nước ổn định, anh sẽ tiếp tục cho tôm ăn bình thường để tôm không bị chết vì căng thẳng do chất lượng nước thay đổi.
Bằng việc sử dụng chính đàn tôm để điều chỉnh chất lượng nước, khi chất lượng nước tốt, tôm tự nhiên sẽ khỏe mạnh, tỷ lệ sống của chúng cũng tăng lên. Với phương pháp này, sản lượng tôm có thể đạt khoảng 500 kg/mẫu.
Sau đó, anh Vệ còn sử dụng chế phẩm sinh học để điều trị một số tôm bị bệnh, cải thiện khả năng miễn dịch của tôm, để chúng phục hồi sức khỏe thông qua khả năng miễn dịch tự thân.
Kết quả, sản lượng tôm đã tăng lên đến 750 kg/mẫu. Sau đó, anh Vệ đã nhanh chóng mở rộng quy mô chăn nuôi, diện tích nuôi đã lên tới 120 mẫu ao.
Đồng thời, anh cũng ký kết hợp đồng hợp tác lâu dài với nhiều đại lý. Ngoài ra, thấy anh nuôi tôm đạt sản lượng cao, nhiều nông dân khác cũng kéo đến học hỏi kỹ thuật. Dưới sự dẫn dắt của anh, hơn 200 nông dân địa phương đã trở nên giàu có nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến năm 2020, thu nhập hàng năm của anh từ việc nuôi tôm đã đạt hơn 3 triệu NDT (10,2 tỉ đồng).
Dù bị vợ lẫn bạn bè phản đối, chế giễu khi bỏ việc lương cao để về quê nuôi lợn, người đàn ông này vẫn kiên trì với giấc mơ của mình và thành công chỉ...
Nguồn: [Link nguồn]
-17/02/2025 16:21 PM (GMT+7)