Bất ngờ loại côn trùng sống trong cây cọ được lùng mua với giá nửa triệu đồng/kg

Sự kiện: Dạo chợ

Những con côn trùng béo mũm, con nào con nấy vàng ươm, to bằng đầu ngón tay, sống trong thân cây cọ đang trở thành món ăn độc đáo được nhiều người săn lùng.

Thoạt nhìn, những con côn trùng này giống hệt đuông dừa. Tuy nhiên, nơi cư trú của chúng lại là những thân cây cọ đã bị hạ xuống nên gọi là nhộng cọ. Bởi vì “hiếm có khó tìm” hơn đuông dừa rất nhiều nên giá của nhộng cọ cũng đắt gấp 2 lần đuông dừa.

Từng được thưởng thức đủ các món nhậu “trên rừng dưới biển” nhưng cứ đến đầu tháng 5, anh Nguyễn Văn Quyết, trú tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tìm mua bằng được món nhộng cọ về thưởng thức.

Nhộng cọ giống hệt đuông dừa nhưng có vị béo và thơm hơn, được nhiều người lùng mua.

Nhộng cọ giống hệt đuông dừa nhưng có vị béo và thơm hơn, được nhiều người lùng mua.

Anh Quyết cho biết, khác với đuông dừa được bán phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhộng cọ không được rao bán công khai hay có ở các nhà hàng, quán nhậu thông thường. Vì vậy, muốn mua nhộng cọ, anh phải nhờ người quen ở Phú Thọ mua giúp.

“Nhộng cọ được mua tại Phú Thọ là 350-400 nghìn đồng/kg những phải đặt trước rồi vận chuyển trong ngày xuống Hà Nội. Tiền nào của nấy, nhộng khó kiếm nhưng ngon, thơm, vàng, béo ngậy. Mùa này có đĩa nhộng cọ nước hoặc rang lá chanh ngồi uống bia, xem bóng đá thì hết ý”, anh Quyết nói.

Người dân tìm bắt nhộng cọ trong thân cây cọ mục. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Người dân tìm bắt nhộng cọ trong thân cây cọ mục. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Cũng là người yêu thích món nhộng cọ, anh Trịnh Hoài Nam (Thanh Sơn, Phú Thọ) cho biết, nhộng cọ có thể nhúng mắm ớt ăn sống như đuông dừa, cũng có thể xiên thành từng xiên rồi nướng trên than hoa, rang lá chanh, xào với lá lốt hoặc cho vào ống nứa cùng với vài lát gừng rồi nướng trên lửa nhỏ đều ngon.

“Quê tôi có nhiều cọ, để có nhộng cọ ăn, mọi người thường chặt hạ cây cọ xuống từ tháng 12 âm lịch, sau 3-4 tháng thì bổ dọc thân cọ ra để bắt nhộng. Mỗi cây cọ có thể bắt được vài cân nhộng, bán với giá khoảng 300 nghìn đồng/kg”, anh Nam cho biết.

Theo anh Nam, để biết cây cọ đã có nhộng chưa, người dân sẽ áp tai vào thân cọ, nếu nghe thấy tiếng sột soạt bên trong là có nhộng. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Theo anh Nam, để biết cây cọ đã có nhộng chưa, người dân sẽ áp tai vào thân cọ, nếu nghe thấy tiếng sột soạt bên trong là có nhộng. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Vì cọ không được trồng phổ biến như cây dừa, đồng thời cây cọ phát triển chậm, giá trị kinh tế không cao nên ngày càng ít người trồng cây cọ, số lượng nhộng cọ vì thế ngày càng khan hiếm. Người có tiền chưa chắc mua được để ăn.

Nhộng cọ nếu không được thu hoạch đúng thời điểm sẽ phát triển thành sâu cọ có cánh. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nhộng cọ nếu không được thu hoạch đúng thời điểm sẽ phát triển thành sâu cọ có cánh. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

“Đa phần khách đặt trước mới có vì nhộng cọ kiếm được không đủ để cung cấp cho khách ở địa phương cũng như vùng lân cận. Phải thân quen lắm mới có thể đặt mua nhộng cọ”, anh Nam bày tỏ.

Mỗi cây cọ có thể kiếm được từ 1-2kg nhộng cọ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Mỗi cây cọ có thể kiếm được từ 1-2kg nhộng cọ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Từng đi kiếm cây cọ khắp rừng để lấy nhộng bán, anh Phạm Văn Công, trú tại Tam Nông (Phú Thọ) cho biết, trong các loại côn trùng thì nhộng cọ có vị ngon nhất, không có loại nào sánh bằng.

“Ngày bé, bố mẹ chặt cọ đi để trồng vải, nhãn, dứa quanh nhà. Sau khi chặt hạ vài tháng, thân cọ mục đi cũng là lúc cả nhà lấy rìu để bổ thân cọ ra, phơi làm củi. Phía trong thân cơ man nào là nhộng cọ béo lúc nhúc, nhặt vào xào với măng chua ngon và đưa cơm vô cùng”, anh Công nhớ lại.

Nhộng cọ có thể chế biến thành nhiều món được dân nhậu yêu thích. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nhộng cọ có thể chế biến thành nhiều món được dân nhậu yêu thích. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Tuy nhiên, cọ trong vườn nhà anh cũng như hầu hết các hộ dân đều bị chặt hạ gần hết để thay thế bằng keo, bạch đàn hoặc làm nhà, nhộng cọ vì thế cũng khó kiếm hơn. Nhiều khách đặt mua nhưng lượng nhộng anh kiếm được hầu như không đủ để giao cho khách.

“Người dân chỉ cho chặt hạ những cây cọ bị sét đánh cháy lá hoặc bị bão đổ, nên mỗi mùa tôi chỉ kiếm được vài cân nhộng, bán với giá từ 300-350 nghìn đồng/kg. Ra đến nhà hàng thì có tiền triệu cũng chưa chắc được thưởng thức”, anh Công nói.

Tuyệt chiêu làm cơm rang bằng máy, quán ăn này bán gần nghìn suất mỗi ngày

Mỗi suất cơm rang có giá 40 nghìn đồng nhưng đặc biệt ở chỗ, thay vì dùng chảo gang rang cơm bằng tay, quán ăn này đã sử dụng máy móc để rang cơm phục vụ lượng khách “khổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN