Bắt loại ong kịch độc về bán giá nửa triệu/kg, dân vẫn chịu chi mua về ăn
Tuy nhiên, mặt hàng này lại không có nhiều, khách hàng đôi khi phải đặt mua trước mới có.
Ong vò vẽ được mệnh danh là loài ong hung thần có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên, nhộng của loài ong này lại không có độc và rất bổ dưỡng nên được rất nhiều thực khách yêu thích.
Cứ vào cuối tháng 7 hàng năm, người ta lại săn lùng nhộng loài ong này về làm đủ các món ăn, món nhậu, ngâm rượu và làm thuốc. Anh Nguyễn Tâm (Thanh Hóa) cho biết năm nào cũng vậy, vào khoảng thời gian này, anh đều đi tìm kiếm tổ ong vò vẽ trong các khu rừng quanh nhà.
“Tôi sử dụng vỏ chai dầu ăn 5L hoặc 2L tùy thuộc vào tổ ong to hay bé. Khoét một lỗ khá rộng bằng bàn tay ở gần ngay nút chai đó. Sau đó, tôi sẽ đổ rượu vào chai khoảng 0,8 lít. Chiếc đèn pin được bật sẽ treo ở phía sau cái chai đó.
Có đợt nhiều nhất, anh Tâm thu được 3 tổ ong và lấy được gần 8 lạng nhộng.
Lấy một cái gậy dài chừng 5-8m rồi buộc chai đã đổ rượu vào đó, đưa gần chia rượu này vào gần tổ ong và để đó vào buổi tối. Thi thoảng, tôi sẽ ra lay lay một chút để ong từ trong tổ bay ra. Chỉ một vài tiếng, ong đi theo ánh đèn lao vào trong bình và chết trong rượu có sẵn”, anh chia sẻ.
Phần ong già chết trong rượu, anh Tâm cho biết sẽ đổ ra chai thủy tinh để dùng dần vào việc xoa bóp tay chân cho đỡ mỏi hoặc điều trị mụn nhọt, ngứa ngáy. Sau khi bắt hết ong trường thành, anh sẽ thu hoạch phần tổ.
Lấy được tổ ong, anh sẽ cẩn thận bóc tách tổ ra để lấy những con nhộng béo múp. Nhộng ong vò vẽ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như nhộng ong xào tỏi ớt, ong xào cải chua, ong xào măng, ong chiên giòn, cháo ong hoặc rang lá chanh rồi ăn kèm với bánh đa.
Mỗi người sẽ có cách để lấy tổ ong khác nhau, có người đi bắt ban ngày, có người đi bắt vào buổi tối.
Anh cho biết thi thoảng anh mới kiếm được một vài tổ, mỗi tổ chỉ có khoảng được hơn 2 lạng nhộng để gia đình đủ ăn. Thi thoảng, anh không kiếm được tổ nào mà nhớ món ăn này, anh cũng bỏ tiền ra mua với giá 300.000 đồng/kg.
Bán nhộng ong vò vẽ được 3 năm nay, anh Hồng (Hà Nội) cho biết, nhộng ong vò vẽ là món ăn được dân Hà Nội cực kỳ ưa chuộng. Thời điểm nhộng ong có nhiều nhất vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 9 nên khách hàng thường tranh thủ đặt mua về thưởng thức.
“Dù đã vào mùa nhộng ong vò vẽ, nguồn cung từ các đầu mối đi rừng săn nhộng ở Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn đổ về cũng nhiều nhưng hàng vẫn không đủ để bán. Mỗi lần, tôi cũng chỉ nhập được khoảng dưới 20-30kg tổ. Mỗi tổ thu được từ 2-3 lạng nhộng”, anh chia sẻ.
Nhộng ong sau khi lấy ra khỏi tổ sẽ được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
Tổ ong vò vẽ đều được khai thác trong rừng, chính vì thế nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào người đi rừng săn được nhiều hay ít. Anh thường nhập nguyên tổ về bán vì khách hàng đều chuộng loại nguyên tổ để nhộng ong còn tươi.
“Nếu mua nguyên cả tổ, tối bán giá chỉ 250.000 đồng/kg, còn mua nhộng đã tách tổ thì giá phải lên tới 400.000-500.000 đồng/kg”, anh nói. Khách hàng mua nhiều nên số lượng mỗi lần về chỉ đủ để trả đơn cho khách đặt trước.
Những món ăn liên quan đến nhộng ong vò vẽ, người dùng cần chú ý cẩn thận bị dị ứng.
Theo các nhà khoa học, nhộng ong chứa nhiều chất béo, đường, acid amin, vitamin, muối khoáng và các chất khoáng như canxi, phốt-pho. Vì thế, trong y học dân gian, nhộng ong vò vẽ được sử dụng làm thuốc.
Dược liệu này có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực, bền cơ. Nhộng ong vò vẽ sắc với nước uống trong ngày có thể chữa ngực bụng đau, nôn khan.
Nói về công dụng của nhộng ong vò vẽ, lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội đông y Ba Đình (Hà Nội), cho biết, ong vò vẽ có nọc độc cực mạnh, nhưng nhộng ong lại không có độc và là món ăn bổ dưỡng. Vì có nhiều chất bổ dưỡng nên một người không nên ăn quá 20gram nhộng ong vò vẽ trong một ngày.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp ăn bị dị ứng khi ăn nhộng ong do cơ địa không hợp với biểu hiện mẩn ngứa, mặt đỏ bừng, choáng váng, đau bụng, nôn mửa... Người dùng nên ăn thử trước một ít, nếu không thấy các biểu hiện trên thì có thể ăn tiếp, còn có thì phải dừng ngay lại.
Nguồn: [Link nguồn]
Loại quả này nhỏ xíu, được hái từ cây dại trong rừng nhưng lại được rất nhiều người săn đón, dù giá bán lên đến hơn trăm nghìn một cân.