Vì sao nói "Cục im lặng" là triển lãm thời trang độc nhất vô nhị ở Việt Nam?
Toàn bộ chi phí đều do tự thân Công Trí bỏ ra bởi quan niệm không bao giờ để bản thân bị yếu tố thương mại dẫn dắt.
Ngày 29/12, ngày cuối cùng trong khuôn khổ "Cục im lặng", nhà thiết kế Nguyễn Công Trí đã tổ chức buổi talkshow truyền cảm hứng đến với các học sinh, sinh viên có tình yêu với thời trang. Theo Công Trí, buổi talkshow dành cho những thế hệ trẻ. Công Trí mong mỏi ở Việt Nam có nhiều người trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm của anh, để trau dồi rèn luyện phát triển hơn, từ đó sẽ tiếp bước anh tiến ra thế giới.
“Khi im lặng, tôi thấy mình đầy sức mạnh" - câu nói của nhà thiết kế Nguyễn Công Trí chính là khởi nguồn buổi triển lãm. Anh đã dùng sự im lặng để vượt qua thị phi, hoài nghi mà người khác dành cho mình và xây dựng "đế chế" mang tên Nguyễn Công Trí. Chia sẻ với những người có măt tại buổi talkshow, nhà thiết kế Nguyễn Công Trí đã có những thổ lộ thật lòng mình về buổi triển lãm này. Triển lãm thời trang là cột mốc 20 năm làm nghề, nhà thiết kế đã “thai nghén” hơn 1 năm trời. Toàn bộ chi phí đều do anh tự thân bỏ ra bởi quan niệm không bao giờ để bản thân bị yếu tố thương mại dẫn dắt.
Nhiều khán giả thắc mắc tại sao ekip không kéo dài triển lãm hơn 3 ngày. Nguyễn Công Trí đã chia sẻ nếu làm dài hơn thì kinh phí không cho phép và địa điểm diễn ra sự kiện cũng không thể thuê quá lâu. Toàn bộ chi phí anh tự bỏ ra chỉ với mục đích để mọi người thấy rằng: "Nếu như không có người tiên phong thì sau này sẽ chẳng có ai làm". Vì thế dù cho chỉ có 3 ngày, anh cũng quyết tâm phải thực hiện bằng được.
Đạo diễn Việt Tú, một người đồng nghiệp thân thiết với nhà thiết kế Nguyễn Công Trí đã cũng tiết lộ những chuyện chưa kể về triển lãm thời trang có một không hai ở Việt Nam này. Anh cho biết áp lực để làm ra sự kiện này vô cùng lớn. Toàn bộ ekip đã mất hơn 1 năm để lên ý tưởng, kịch bản và chỉ có 48 tiếng đồng hồ để xây dựng. Hơn 7000m vải được phủ ngoài những tấm vách cứng. Đạo diễn cho rằng sẽ còn rất lâu nữa mới có thêm nghệ sĩ làm được những điều phi thường như vậy.
Về phần Giám đốc sáng tạo Hà Đỗ cho biết cách đây 2 năm nhà thiết kế Nguyễn Công Trí đã mong muốn có một buổi triển lãm cho riêng mình, nhưng phải làm sao để khác biệt với tất cả những triển lãm thời trang khác trên thế giới thật sự là một vấn đề nan giải. Vì thế, việc kết hợp giữa nhà thiết kế Nguyễn Công Trí cùng với 10 nghệ sĩ đương đại có thể nói đã nâng tầm buổi triển lãm này lên thành sự kiện văn hóa, là một điểm đến cho những người đam mê nghệ thuật.
Bà Trang Lê - Chủ tịch tuần lễ thời trang Quốc tế Việt Nam - Vietnam International Fashion Week nhận xét triển lãm lần này không thua kém về quy mô của những sự kiện của những hãng thời trang lớn từng tham dự. Bà gọi các thiết kế của Công Trí là kiệt tác.
“Anh cả của làng thời trang Việt Nam” Nguyễn Công Trí chia sẻ mình là một người khá “lì” và luôn phải thỏa hiệp với chính cuộc sống và đam mê của mình. Nguyễn Công Trí luôn muốn mình là người đi tiên phong, phải làm trước thì những người khác mới làm. Và anh cũng quan niệm không bao giờ để bản thân bị yếu tố thương mại “dẫn dắt”, bởi nếu vậy thì đã chẳng thể có được buổi triển lãm quy mô như lần này. Đây là điều mà anh luôn muốn tất cả những ai đang và sẽ đi theo lĩnh vực thời trang cũng phải làm được.
Nhiều khán giả kể lại họ bật khóc khi sau khi đi tham quan hết 10 gian phòng bởi sự kỳ vĩ của triển lãm. Từ không gian, âm thanh, ánh sáng được lồng ghép vào đó là 10 bộ sưu tập đã chạm đến ngưỡng cảm xúc. Đặc biệt là với những nhà thiết kế trẻ, họ có dịp nhìn rõ hơn sự “vĩ đại” trong các thiết kế của Nguyễn Công Trí. Từ đó các sinh viên thiết kế có thể được truyền thêm lửa để tiếp tục thực hiện đam mê thời trang của mình.
Những hình ảnh ấn tượng trong triển lãm:
/upload/4-2019/images/2019-12-31/1577799630-881-untitled-76-1577788847-width600height400.jpg
Nguồn: [Link nguồn]
Được xem là bài tốt nghiệp của NTK Công Trí, “Cục im lặng“ được mô tả bằng cụm từ “vô tiền khoáng hậu“.