Phát ngôn phụ nữ phải mặc đồ xuyên thấu đi hẹn hò bị phản đối kịch liệt
Từ bao giờ việc phụ nữ mặc gì phải phụ thuộc vào cái nhìn của nam giới?
Phát ngôn gây tranh cãi cách đây 4 năm của Yoo Yeon Seok lại khiến cộng đồng mạng "dậy sóng".
Cách đây ít lâu, nam diễn viên Yoo Yeon Seok có gây tranh cãi với phát ngôn về trang phục khi đi hẹn hò của phụ nữ. Cụ thể, đây là những chia sẻ trong buổi họp báo ra mắt bộ phim "Mood of the Day" cách đây 4 năm.
Khi được hỏi bạn thích đối tượng hẹn hò mặc như thế nào? Nam diễn viên nói: "Nếu một người phụ nữ mặc đồ xuyên thấu khi hẹn hò, người đàn ông sẽ cảm thấy cô gái này có quan tâm đến mình. Nếu cô ấy che kín cổ như một người đang tỏ ra đoan trang tôi cho rằng cô ấy chẳng có hứng thú gì với mình".
Quan điểm phụ nữ phải mặc đồ xuyên thấu đi hẹn hò gây tranh cãi.
Ngay sau đó, cư dân mạng đã liên tiếp lên tiếng phản đối, không chỉ ở Hàn Quốc mà còn cả Trung Quốc. Người dùng mạng xã hội Việt Nam cũng thể hiện quan điểm gay gắt trước suy nghĩ này.
"Tại sao anh ta lại có tư duy như thế này", "Từ khi nào phụ nữ mặc đồ chỉ vì đàn ông", "Nhiều kẻ đàn ông tầm thường ảo tưởng ghê, cho rằng phụ nữ mặc đẹp để họ ngắm. Xin lỗi, phụ nữ mặc đẹp để phụ nữ ngắm, chẳng ai quan tâm mấy ông nghĩ gì đâu",
"Tôi từng thích anh ấy nhưng sau phát ngôn này tôi không còn một chút tôn trọng nào", "Đọc có khác gì lời biện minh của mấy kẻ có hành vi quá giới hạn rằng vì cô ấy mặc hở hang, gợi tình nên mới quấy rối hay không", "Điều đáng buồn là xã hội này còn nhiều đàn ông có tư tưởng mắc kẹt như thế này lắm",...
Cư dân mạng bày tỏ sự bức xúc khi nam giới có quan niệm phụ nữ mặc đẹp để đàn ông ngắm.
Phụ nữ từng bị kìm kẹp ở cả trang phục
Trước khi có được những quyền lợi như hiện tại, phụ nữ từng bị kìm kẹp ở cả việc họ mặc gì, mặc như thế nào. Trang phục không chỉ là món đồ mặc trên người để che chắn cơ thể mà giống như một biểu hiện của quan niệm về giới, trang phục nhắc cho họ biết họ là ai và phải sống như thế nào. Vấn đề kiểm soát trang phục của phụ nữ không mang tính chất biệt lập mà ở hầu hết nền văn hóa nào cũng tồn tại.
Để tự do trong những bộ trang phục mình muốn phụ nữ phải đấu tranh.
Một số ý kiến cho rằng trang phục giống như một thứ gông cùm bó buộc họ trở thành nô lệ, cản trở vận động khiến phụ nữ không thể tham gia vào các lao động bình thường như nam giới. Hay chúng còn đại diện cho sự kín kẽ, trinh bạch. Bởi vậy bất cứ ai vượt quá khỏi quy chuẩn được đặt ra đều bị phán là có tội. Cơ thể phụ nữ từng bị xem là điều đáng xấu hổ, nguyên nhân của tội lỗi, trang phục kín đáo là để khắc chế điều này.
Phụ nữ không chấp nhận sự áp đặt sai lầm về tư tưởng liên quan đến những gì họ mặc.
Phụ nữ mặc gợi cảm không phải để câu dẫn
Do đó, quá trình đòi bình đẳng cho phụ nữ cũng được thể hiện ở vấn đề tưởng chừng chẳng liên quan là thời trang. Là một nhà thiết kế nữ tiên phong, Coco Chanel đã tạo nên một cuộc cách mạng cho trang phục nữ vào đầu thế kỷ 20 với những bộ đồ vừa vặn kể cả kiểu mặc của nam giới với những chiếc quần Âu và "little black dress" mang tính biểu tượng.
Làng thời trang đã diễn ra một cuộc cách mạng trang phục của phái đẹp.
Sau đó, người ta thấy phụ nữ hòa nhập với xã hội bằng sự táo bạo chưa từng có. Thời trang xóa nhòa ranh giới về giới tính, phụ nữ cũng có thể ăn mặc giống như nam giới trong những bộ suit sang trọng. Đặc biệt là khi họ tự tin tôn vinh vẻ đẹp cơ thể với các thiết kế gợi cảm, ngắn, ôm sát.
Phái đẹp tự tin khoe vẻ đẹp hình thể khi mặc những bộ trang phục gợi cảm.
Quyền tự do cá nhân cho phép họ làm gì mình muốn, mặc bất cứ thứ gì họ cho là đẹp mà không phải để ý ánh nhìn của người khác, nhất là đàn ông. Không phải cô gái nào mặc gợi cảm cũng là để câu dẫn nam giới, họ chỉ đơn giản muốn tôn vinh vẻ đẹp của bản thân. Nhưng xã hội lại nhìn nó bằng quan niệm bảo thủ và gia trưởng.
Phụ nữ mặc gợi cảm không phải lý do để nam giới biện minh khi không thắng được bản năng.
Nguồn: [Link nguồn]
Người mẫu trẻ Lin Mu Ting Zi gây ấn tượng với những bộ ảnh mang phong cách ngây thơ.