NTK Công Trí: "Tôi chờ mười mấy năm để được tốt nghiệp"

Mỗi người có cách để tìm ra cái tên của mình trong cuộc đời, đối với Nguyễn Công Trí không chọn tiền bạc để làm mục tiêu cho công việc thiết kế của mình.

Công Trí tự mô tả mình là một khối im lặng nhất quán.

Công Trí tự mô tả mình là một khối im lặng nhất quán.

"Tôi chờ mười mấy năm để được 'tốt nghiệp'"

Vì sao anh chọn "Cục im lặng" là tên triển lãm của mình?

Thời trang là thế giới phù hoa. Nhưng người làm nên những thứ lấp lánh lại là những người im lặng. Im lặng là quá trình trưởng thành, là quá trình đi về bản thể mạnh mẽ nhất của mình, khi càng trưởng thành không cần ồn ào nữa.

Các NTK thường dùng show diễn để giới thiệu hoặc ôn lại các BST, nhưng anh lại dùng triển lãm thời trang cho 10 BST, như vậy có khó cho khán giả để cảm thụ?

Tôi hoàn toàn không nghĩ đang làm khó khán giả. Tôi không chọn cách mời người nổi tiếng mặc kín đồ của mình để chứng tỏ được tầm ảnh hưởng của mình. Đơn giản là mình tự cho đây là một “lễ tốt nghiệp” và bản thân phải rất nghiêm túc để tìm ra cách tiếp cận nghệ thuật mới mẻ cho công chúng. Tôi nghĩ rằng với cách làm triển lãm thời trang như vậy sẽ khơi gợi được cảm xúc của người xem và đánh thức tính nghệ thuật trong mỗi con người.

Trong chúng ta ai cũng có máu nghệ thuật và chất sáng tạo riêng trong người. Chúng ta không nên phân định nghệ thuật dành cho giới hàn lâm hay thị trường. Vì thế tôi mong triển lãm chạm được trái tim của mọi người, với mọi ngành nghề, vai trò trong xã hội. Biết đâu sẽ có những người tìm thấy được khả năng nghệ thuật của mình sau khi xem xong triển lãm này?

Vì sao anh lại nói rằng, triển lãm là sự tốt nghiệp của mình mình?

Ai rồi cũng phải tốt nghiệp, rồi mình sẽ học cái khác. Tôi chờ mười mấy năm để được “tốt nghiệp”, im lặng nhiều năm, bản thân cũng phải sống trong sự dèm pha “thiết kế không có gu”, “tạo mẫu tùm lum”, “không hiểu biết gì về thời trang”… đó là những điều Công Trí từng phải nghe rất nhiều từ đồng nghiệp, từ những người xung quanh. Sự im lặng của tôi giống như “nước chảy đá mòn”, hoặc như thể được nhân lên mỗi ngày.

Thiết kế với chất liệu tuyệt đẹp của BST Lúa

Thiết kế với chất liệu tuyệt đẹp của BST Lúa

Sau khi tốt nghiệp, đề bài tiếp theo anh đặt ra cho mình là gì?

Thành thật mà nói tôi sẽ nghỉ ngơi.

Cách thưởng lãm triển lãm của anh là gì?

Triển lãm này mang con người và con mắt nhìn nghệ thuật của tôi, và bạn sẽ phải đi tuần tự. Không thể đi từ BST thứ 1 đã đi sang BST thứ 10.

Vì sao anh lại bán vé?

Bán vé không phải để thu lại tiền bỏ ra, mà để kiếm soát tốt hơn triển lãm. Trên thế giới các triển lãm thế này cũng thường bán vé. Mong muốn của ekip khi đưa ra mức vé là để đặt cho mọi người một thói quen, đó là chi trả cho nghệ thuật.

Tôi nghĩ rằng nếu mọi người không được đứng gần nhìn một thiết kế sẽ cảm thấy tiếc. Âm nhạc kết hợp thời trang, nghệ thuật sắp đặt… mọi thứ tôi nghĩ sẽ kích thích máu nghệ thuật trong mỗi người trỗi dậy. Cũng ngay tại triển lãm này, tôi tạo ra một sân chơi để các nghệ sĩ khác có đất để thể hiện sự “điên rồ”, sáng tạo của họ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn chưa biết được các nghệ sĩ sẽ làm gì với BST của tôi. Và bản thân tôi cũng rất hào hứng để biết.

Với anh nghệ thuật có sự sáng tạo và cũng có lắm chất "điên".

Với anh nghệ thuật có sự sáng tạo và cũng có lắm chất "điên".

Dường như anh đang hướng theo thời trang cao cấp hơn là thị trường, dễ mặc?

Tôi làm điều mình thích thú, thỏa mãn. Chẳng hạn như chiếc áo cần đính kết, có những chi tiết chỉ có tôi và thợ của mình – những người tôi nghĩ nên gọi bằng từ nghệ nhân, mới có thể biết được sự cầu kỳ của nó.

Sau 10 BST, tôi nghĩ mình đã tự hình thành nên phong cách mang tên Công Trí. Cũng phải nói thêm Nguyễn Công Trí khác biệt với Công Trí. Nguyễn Công Trí đánh dấu bởi 10 BST cảm hứng chủ yếu từ thiên nhiên, tên gọi súc tích như Chói, Cải Làn, Lúa, Em Hoa… Còn thương hiệu Công Trí trình làng từ 2 BST tại New York FW, hướng đến toàn cầu, mang cảm hứng từ người phụ nữ, tương đối dễ mặc với những sp mang nếp gấp, nơ phồng… Các bộ sưu tập Nguyễn Công Trí có chất châu Á đậm đặc, mang giá trị nghệ thuật châu Á như trang phục cảm hứng từ áo tơi đi làm đồng…

Công Trí và thiết kế trong BST "Em Hoa".

Công Trí và thiết kế trong BST "Em Hoa".

Người ta ca ngợi anh đang là tiên phong trong làng mốt Việt, anh nghĩ sao về điều này?

Mình không quan tâm đến việc là người tiên phong hay phải sân si chuyện đi đầu. Sự nghiệp là trường kỳ. Một hay hai bộ sưu tập hay số lượng cửa hàng không giải quyết được điều gì đâu. Tôi nghĩ mình cũng là NTK có cửa hàng thời trang ít nhất Việt Nam.

Tôi không mất thời gian vào việc tìm kiếm vị trí của mình ở đâu trên bản đồ thời trang. Thời gian đó tôi trau dồi và tìm kiếm cảm hứng từ những điều hay ở bên ngoài kia cho sản phẩm của mình. Nói chung trong thành công của tôi có tới 70% là may mắn.

Tại sao anh lại khiêm tốn tự nhận mình là người may mắn?

70% của tôi do may mắn, tôi được nhiều người giúp đỡ như mối quan hệ 4 năm với Hungvanngo. Qua sự giới thiệu của những người bạn như thế, tôi tiếp cận với sao thế giới nhanh hơn. Nhưng không hề đơn giản để thuyết phục được Hungvanngo giới thiệu mình với sao thế giới. Thực tình, khi sang thị trường quốc tế, tôi chỉ mong mình là “nửa hạt cát”. Tôi phải gửi gấp 3 số đồ cho sao thế giới nếu so với những bộ đồ mà họ đã chọn mặc. Từ bản vẽ tới việc lên được người sao quốc tế là cả một hành trình. Đối với sao thế giới, mặc hay không nằm ở quyền của họ, không sử dụng cũng không cần phải giải thích.

"Tôi không muốn định giá tác phẩm của mình"

Cảm hứng sáng tạo của Công Trí đến từ đâu?

Việt Nam hoàn toàn không phải là cái nôi của thời trang. Vì thế tôi lấy cảm hứng từ những cảm xúc khác nhau trong cuộc đời. Trong suốt 2 thập kỷ qua. Tôi cũng tìm thấy sự may mắn, động lực từ những sự khó khăn. Khi tôi làm một thứ thất bại cũng tìm thấy được cảm hứng từ sự thất bại. Tôi là người nhạy cảm, từ nhạy cảm chuyển hóa thành kỹ năng và từ tay nghề tạo thành sản phẩm.

BST của Công Trí tại New York Fashion Week.

BST của Công Trí tại New York Fashion Week.

Liệu anh có thể định giá được trang phục đắt nhất của mình, hào quang và thất bại?

Tôi không tính toán trang phục của mình. Có người thích dùng tiền để định giá trang phục nhưng tôi thì không.

Tôi cũng ko nghĩ đến cả hào quang lẫn thất bại. Tôi sống nhờ niềm vui, làm sao để sau nhìn lại không phải hổ thẹn. Ai cũng có lòng tham với sự thành công nhưng tôi biết điều đó không hay nên không nghĩ tới. Sự tham vọng khi thành công đôi khi trở thành áp lực quá lớn.

Xưa đa phần bộ sưu tập của tôi có những sản phẩm thiết kế xong để đó không dùng để bán vì biết người thường khó mặc. Tôi phải làm nhiều việc để kiếm tiền, để thỏa mãn sự đam mê.

Anh có ý định hạn chế thương hiệu của mình không?

Từ BST thứ 6 với tên gọi là Nấm tôi cũng đã bán, chỉnh BST theo số đo khách hàng riêng. Tôi cũng có những BST chọn lọc khách hàng. Tuy nhiên 1 sản phẩm khi ra cửa hàng thì tôi không phân biệt khách hàng.

2 nàng thơ hóa ”giọt sương nghiêng” của NTK Công Trí

Công Trí ra mắt bộ ảnh chiến dịch cho bộ sưu tập Xuân Hè 2020, với sự xuất hiện của hai nàng thơ quan trọng trong sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tử Đằng ([Tên nguồn])
Chân dung NTK Thời trang/ Thương hiệu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN