Nike tung BST quần áo bơi lội cho người đạo Hồi, liệu có bị cấm mặc ở Pháp?
Nhãn thể thao lớn nhất nhì thế giới tung ra sản phẩm áo tắm cho người Hồi và cũng khá phù hợp với người sợ nắng.
Sản phẩm áo bơi cho người Hồi
Các vận động viên Hồi giáo từ lâu thường buộc phải mặc trang phục, quần áo thể thao thiết kế riêng. Các hãng thời trang lớn trên thế giới không có sẵn các mặt hàng chuyên biệt dành cho vận động viên thể thao hoặc người theo đạo Hồi. Điều này có nghĩa rằng không thực sự có các trang phục chuyên biệt mang hiệu suất cao, trang bị đầy đủ tính năng, chất liệu nhẹ, thoáng khí và thoải mái không phải lúc nào cũng có thể truy cập được. Vào năm 2017, Nike đã giới thiệu Pro Hijab, một loại quần áo thể thao cảm hứng từ trang phục truyền thống của đạo Hồi làm từ chất vải mềm mại, thấm nhanh được sản xuất cho các môn thể thao cạnh tranh. Hai năm sau, Nike đang mở rộng Pro Hijab bằng cách phát hành một bộ sưu tập đầy đủ về trang phục cho các vận động viên Hồi giáo.
Nike đã được truyền cảm hứng để ra mắt The Victory Collection (Bộ sưu tập mang tên chiến thắng) sau khi nhận ra việc thiếu một phân khúc các sản phẩm thể thao tăng hiệu suất cho các vận động viên thể thao dưới nước. Sở dĩ ra đời bộ sưu tập này là dành cho "những người không muốn lựa chọn trang phục thể thao hở da thịt và muốn hoạt ffoonjg với sự thoải mái và tự tin." Sau khi lắng nghe phản hồi của các vận động viên đạo Hồi như vận động viên trượt băng nghệ thuật người Dubai Zahra Lari, nhóm thiết kế đã đưa ra một bộ bơi từ đầu đến chân "mang lại sự đổi mới về hiệu suất cho đồ bơi".
Nike Victory Bơi Hijab được thiết kế dạng trùm gần như kín khắp cơ thể nhưng phần lưới thoáng khí để đảm bảo sự thoải mái và an ninh cho các môn thể thao năng lượng cao. Nike được tích hợp một chiếc áo ngực bên trong giúp nâng đỡ vòng 1 của người mặc. Chất liệu áo bơi làm từ một loại vải nhẹ và trơn nên sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ của vận động viên hoặc người mặc.
"Hầu hết các cô gái Hồi giáo tôi gặp đều cảm thấy bối rối và ngại ngần khi bơi hoặc lặn biển vì họ ngại trang phục bơi hở, khiêm tốn vải và cũng cảm thấy khó khăn khi tìm giải pháp đồ bơi phù hợp", Nouf Alosaimi, thợ lặn kỹ thuật đầu tiên của Ả Rập Xê Út nói với thương hiệu thể thao. "Tôi tin rằng bộ đồ này sẽ phục vụ cho nhiều phụ nữ muốn thực hiện các môn thể thao dưới nước mà không cần đặt may riêng, vì nó thực sự phục vụ mục đích kín đáo hóa đồ bơi. Bây giờ tôi có thể mời nhiều cô gái lặn và bơi lội và họ có thể thưởng thức môn thể thao này mà không cần bận tâm."
Không rõ trang phục tắm biển này liệu có bị cấm ở một số nước hay không. Trước đó, ở bãi biển Pháp từng có chiến dịch càn quét burkini - trang phục tắm của người Hồi. Hàng chục thành phố ở Pháp đã ban lệch cấm và phạt người mặc burkini vì lo sợ các phần tử khủng bố lợi dụng trang phục này để tiến hành các vụ tấn công ở nơi đông người. Theo đó, những người sử dụng chúng tại bãi biển, dù vô tình hay hữu ý cũng đều bị xử phạt và yêu cầu thay trang phục bơi khác phù hợp với quy định.
Burkini bị cấm ở Pháp.
Lệnh cấm burkini tại các bãi biển nước Pháp dấy lên những tranh luận trái chiều về quyền lựa chọn trang phục của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới. Ông Amar Lasfar, chủ tịch liên hiệp các tổ chức Hồi giáo tại Pháp, cho rằng để công bằng với burbikini thì Pháp cũng nên cấm cả bộ đồ lặn (cũng có kết cấu kín toàn thân). Thế nhưng sau khi burkini bị cấm, nhiều người lại quan tâm tới kiểu áo tắm Hồi giáo này. Vì thế, doanh số sản phẩm bán ra cũng tăng mạnh.
Không cần sử dụng hàng hiệu, thủ thành Nadeo Argawinata và cầu thủ Egy Maulana vẫn gây ấn tượng bởi phong cách thời trang...
Nguồn: [Link nguồn]