Mẫu Việt sải bước giữa tiếng dương cầm và chim hót
Trường quay S14 bất ngờ “biến hóa” thành một khu vườn với tiếng chim hót và piano thánh thót.
Trang phục của nhà thiết kế Hà Duy
Hôm qua, ngày 28.2, đêm cuối cùng của tuần lễ thời trang thu đông Việt Nam 2016 đã diễn ra. Nếu như 3 show diễn đầu tiên là Ready to wear (thời trang ứng dụng) thì trong show hôm qua, các khán giả đã được chiêm ngưỡng các thiết kế cao cấp (Haute couture) tinh tế.
Trường quay S14, Đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội đã “biến hóa” hoàn toàn khác biệt với gần 100 chiếc lồng chim treo giữa không gian thánh thót tiếng đàn piano của nghệ sĩ Phó An Mi và Khang Nhi. Đêm diễn có sự góp mặt của 8 nhà thiết kế, mang tới 8 bộ sưu tập ấn tượng.
Mở màn show diễn là bộ sưu tập của trường thiết kế thời trang Koran, Nhật Bản, sử dụng chất liệu vải truyền thống quý giá là Hakata Ori và chất liệu da xử lý nếp gấp.
Bộ sưu tập của trường thiết kế Koran (Nhật Bản)
Một trong những bộ sưu tập gây chú ý là các trang phục của nhà thiết kế Hà Duy. Trong lần ra mắt này, Hà Duy mang tới những bộ cánh tông hồng phấn hợp mốt với chất liệu xuyên thấu mỏng nhẹ cuốn hút.
Bộ sưu tập của nhà thiết kế Chula với gam trắng trên chất liệu Organza, lấy cảm hứng từ âm nhạc hay bộ sưu tập lấy cảm hứng từ cách xếp giấy Origami, Nhật Bản cùng sự nổi loạn của Rock, do nhà thiết kế Cao Minh Tiến mang tới cũng đều để lại ấn tượng với khán giả.
Đặc biệt, trong lần này, nhà thiết kế Minh Hạnh đã mang tới một bộ sưu tập rất kỳ công. Nhà tạo mẫu gạo cỗi đã tìm về tận ngôi làng cổ thuộc thành phố Yame, Nhật Bản để tìm ra những nghệ nhân làm giấy cao cấp bằng tay để hiểu hơn về nghệ thuật này và đưa hình ảnh đó lên trang phục của mình.
Một số mẫu trang phục của Học viện thời trang London
Vedette của nhà thiết kế Hà Duy là một mẫu nam
Bộ sưu tập của nhà thiết kế Chula
Thiết kế lấy cảm hứng từ nghệ thuật Origami của nhà thiết kế Cao Minh Tiến
Bộ sưu tập của nhà thiết kế Hùng Việt
Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản trên trang phục của nhà thiết kế Minh Hạnh
Ảnh: Hồng Phú