Lịch sử phi giới tính của chiếc nơ cài tóc
Những chiếc nơ cài tóc đã từng là đặc quyền của nam giới trong thế kỷ 18 nhưng dần chuyển hương sang phụ nữ và đại diện cho sự nữ tính vốn có của một người phụ nữ.
Những chiếc nơ cài tóc có lẽ đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều phụ nữ trên thế giới xưa kia. Ngày nay, những chiếc nơ cài tóc đã trở lại nhưng với phong cách thời trang hiện đại và được cổ suý bởi những người có tầm ảnh hưởng và những người nổi tiếng.
Những chiếc nơ cài tóc có lịch sử lâu đời với nhiều phong cách nơ khác nhau từ những chiếc nơ lớn quá khổ của những năm 1980 cho đến gần đây là nơ cài tóc của Lady Gaga. Vào những năm 1940, các cô gái tuổi teen đeo nơ trên tóc như một dấu hiệu cho thấy họ đang tìm bạn tình.
Trong hơn một thế kỷ trước, những chiếc nơ biểu thị sự nữ tính, nhưng lịch sử cho thấy điều đó không phải lúc nào cũng đúng!
Cho những chàng trai
Những chiếc nơ ban đầu dành riêng cho nam giới trưởng thành ở châu Âu trong suốt những năm 1700 khi đàn ông trang điểm cho mái tóc của họ bằng những chiếc nơ để thể hiện họ là người thịnh vượng và xa hoa.
Phụ nữ cũng có những kiểu tóc lộng lẫy, nhưng những kiểu tóc này không thường có nơ cài tóc mà chuộng đồ trang sức hơn.
Sau cuộc Cách mạng Pháp, sự xa hoa trong trang phục và kiểu tóc đã được chú ý và những chiếc nơ cài tóc hiếm khi được đeo. Đến những năm 1800, trẻ em nam thường đeo nơ buộc tóc ở sau gáy.
Phụ nữ trong suốt thế kỷ 19 đeo đồ trang trí trên tóc và mũ, nhưng nơ cài tóc chỉ thực sự phổ biến rộng rãi vào thế kỷ 20 trước chiến tranh thế giới thứ hai.
Xinh đẹp nhưng mạnh mẽ
Những chiếc nơ ngày nay hầu hết đều thể hiện những ý tưởng về sự ngây thơ gắn liền với trẻ em và một khái niệm về sự nữ tính được liên kết với những phẩm chất dịu dàng, mềm mại và tuân thủ quy tắc.
Có thể chính vì chiếc nơ cài tóc thể hiện những lý tưởng như vậy nên nó cũng được sử dụng như một phương tiện tôn vinh quyền cho cả phụ nữ và nam giới.
Trong chiến tranh năm 1942, áp phích tuyên truyền thời chiến “We Can Do It” do nhà thiết kế Miller thiết kế cho công ty Westinghouse Electric - đã xuất hiện trong các nhà máy của công ty để khuyến khích phụ nữ làm việc trong các cơ sở sản xuất.
Áp phích mô tả một phụ nữ chủ động giơ cánh tay của mình lên để thể hiện sức mạnh. Cô ấy đội một chiếc khăn màu đỏ và trắng với mái tóc thắt nút ở đỉnh. Chiếc nơ có kích thước tối thiểu và trong bối cảnh này cũng trở nên hữu dụng để giữ cho tóc của người phụ nữ không dính vào mặt thay vì chỉ đơn giản là trang trí.
Vào những năm 1980, các ca sĩ Madonna và Boy George đã đeo nơ là biểu tượng của phong cách biểu diễn nữ tính. Cả hai biểu tượng nhạc pop đều đeo nơ như một dấu hiệu của sự ăn mừng và sự vi phạm. Khoảnh khắc thời trang nhỏ đã phơi bày một cách tinh tế những hạn chế xã hội về ý tưởng của sự nữ tính.
Vẻ ngây thơ của chiếc nơ nữ tính, kẹo lollipop, váy cưới trắng và các biểu tượng tôn giáo có tên của Madonna và những cây thánh giá mà cô đeo tương phản với hình ảnh gợi cảm và thoát tục mà cá nhân cô thể hiện. Giống như tiêu đề của các bài hát và album của cô - Material Girl, Immaculate Collection, Like a Virgin – chiếc nơ châm biếm việc phụ nữ bị ràng buộc bởi những khuôn mẫu về sự ngây thơ, trinh tiết và nữ tính.
Trong khi đó, Boy George, được xác định là nam, đã đeo một chiếc nơ cài tóc trong thời kỳ này để thể hiện sự nữ tính. Khi làm như vậy, ông nhấn mạnh nơ cài tóc như một thứ được xã hội coi là giới hạn trong việc thể hiện nữ tính, nhưng không nhất thiết giới hạn ở cơ thể phụ nữ. Đây được xem là hành vi phá bỏ ranh giới giới tính trong thời trang.
Hình tượng chiếc nơ trong game điện tử
Năm 1981, Ms Pac-Man được phát hành dưới dạng trò chơi điện tử với một chiếc nơ cài tóc để phân biệt cô với nhân vật nam chính trong game.
Wendy O. Koopa của Super Mario nổi tiếng chủ yếu dựa vào chiếc nơ lớn chấm bi màu hồng (dù cô ấy không có tóc), nhưng giới tính cũng được thể hiện bằng một chiếc vòng cổ đính cườm, đôi môi lớn và lông mi dài. Nhân vật Birdo của Super Mario đeo một chiếc nơ lớn màu hồng được buộc trên đầu và được ca ngợi là nhân vật game chuyển giới đầu tiên lên màn ảnh.
Nhân vật Marmar của Nintendo có lẽ là nhân vật sử dụng nơ cài tóc để chỉ giới tính rõ ràng nhất. Nhân vật game này đơn giản là một ngôi sao vàng với chiếc nơ màu hồng lớn bằng một phần ba cơ thể. Chúng ta quen thuộc với những chiếc nơ như một cách đánh dấu sự nữ tính thông qua các nhân vật như Ub Iwerks và chuột Minnies (người yêu của chuột Mickey) ra mắt năm 1928.
Sang trọng hóa chiếc nơ tóc phụ nữ
Những chiếc nơ đã trở lại thời trang trong vài năm gần đây nhờ được nữ công tước xứ Cambridge, Kate Middleton và những người nổi tiếng như Nicole Kidman, Jessica Chastain và Margot Robbie... đeo.
Tính biểu tượng của chiếc nơ còn trong tiêu dùng sản phẩm cao cấp, với một số người đeo nơ đính trên túi mua sắm Chanel, Dior và Chloe trên mái tóc của họ.
Mặc dù chúng ta đã thấy nhiều người đàn ông có xu hướng lựa chọn phong cách nữ tính hơn, nhưng xu hướng nơ cài tóc cho nam giới vẫn chưa quay trở lại và có thể phải mất một thời gian nữa nơ chuyển từ cà vạt sang phụ kiện đội đầu cho nam giới.
Chiếc túi xách với kiểu dáng vượt thời gian như ví tiền xu, túi thêu nổi croc và túi yên ngựa lấy cảm hứng từ cổ điển...
Nguồn: [Link nguồn]