Hài hước với những 'thảm họa quần áo mua online'
Những thảm họa quần áo mua online khiến bạn mất niềm tin khi sắm đồ trên mạng.
Mua hàng online trở thành phương thức shopping tiện ích hàng đầu hiện nay. Mua và đặt hàng trên mạng giúp chúng ta tiện kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên nó lại không phải phương thức mua sắm tối ưu hóa nhất và có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết.
Chuyện nhận được hàng hóa không giống như quảng cáo là chuyện "thường ngày ở huyện"
Do đặc thù của mua hàng online, khách hàng không thể tận mắt xem được kiểu dáng, không tận tay cảm nhận chất liệu, mà tất cả đều chỉ dựa vào cảm quan khi nhìn qua ảnh. Do đó, hầu hết các khách hàng đều ít nhất một lần "dở khóc dở cười" trong đời vì nhận được những món đồ trông khác xa trên ảnh.
Hiện nay có rất nhiều các phân xưởng gia công chuyên may nhái và làm theo các mẫu trang phục hàng hiệu. Tuy nhiên sản phẩm ra đời chỉ trông na ná hàng thật, đa phần kiểu dáng, size số đều không chuẩn cộng thêm chất liệu thường kém xa bản gốc để hạ giá thành sản phẩm. Đó là lý do tại sao cùng một mẫu trang phục hay phụ kiện nhưng nhiều nơi trên mạng lại bán với mức giá phong phú và chênh lệch nhau khá nhiều. "Mật ngọt thì chết ruồi", những khách hàng tham rẻ thường là đối tượng dễ nhận phải quả đắng khi mua hàng online.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các trường hợp sản phẩm thực khác một trời một vực với những ảnh quảng cáo long lanh trên mạng:
Hình ảnh trên mạng khiến người ta đinh ninh quần áo hẳn phải được may từ chất vải rất xịn nhưng tới khi cầm được sản phẩm thật thì hỡi ôi...
Một lời khuyên của các chuyên gia săn hàng trên mạng là không nên mua các sản phẩm cầu kỳ như ren hay trang phục đính hạt với giá quá rẻ
Quần áo trên mạng đôi khi là những "thảm họa" mà người mua chẳng biết cách nào phải xử lý ngoài việc bỏ xó
Sau những ngày háo hức chờ đợi, đôi khi thứ bạn nhận được quả thực là cơn ác mộng có thể gọi thành tên
Đôi khi sản phẩm thật (ảnh trái) trông ngốc nghếch chứ hoàn toàn không "ngầu" như sản phẩm mẫu (ảnh phải)
Một kết luận rút ra là không nên mua hàng trôi nổi, không xuất xứ trên mạng