Đồ ngủ trong phim Việt xưa khiến dân mạng trầm trồ vì quá quyến rũ mà không phô, thô
Công chúng không chỉ thưởng thức điện ảnh mà còn rất mực quan tâm đến phục trang của diễn viên.
Trang phục của nhân vật Liên do nữ diễn viên người Pháp gốc Việt Trần Nữ Yên Khê đóng.
Mới đây, trên một hội nhóm về phim, cư dân mạng có chia sẻ về một số trang phục ấn tượng trong các bộ phim Việt xưa. Một trong số đó là thiết kế áo hai dây, quần lụa của nhân vật Liên (Trần Nữ Yên Khê) trong bộ phim "Mùa hè chiều thẳng đứng" (2000) của đạo diễn Trần Anh Hùng. Người dùng mạng xã hội tấm tắc khen trang phục đơn giản nhưng tôn dáng, đẹp nữ tính.
Bộ đồ lụa của cô được cư dân mạng tấm tắc ngợi khen đẹp tinh tế.
Bộ đồ của Liên đơn giản nhưng vẫn tạo ấn tượng thị giác vì sự kết hợp màu sắc trang nhã. Chất liệu lụa mỏng manh giúp trang phục thêm cuốn hút.
Từ xưa đến nay, lụa vẫn luôn khiến các cô gái phải lòng bởi sự mềm mại, tự nhiên, thoải mái và đẹp gợi cảm của nó. Lụa không chỉ cùng phái đẹp xuống phố mà còn nâng niu họ cả trong giấc ngủ.
Trang phục của Liên trang nhã với gam màu nhẹ nhàng và chất liệu lụa.
Có thể thấy, công chúng đến với phim không chỉ để tìm câu chuyện mà còn rất mực để ý đến các vấn đề trang phục. Thực tế, đây là điều dễ hiểu vì quần áo nhân vật mặc cũng là một trong những phương diện thể hiện nội dung. Có không ít nhân vật trong phim Việt từng diện đồ lụa. Với mỗi bộ phim, mỗi nhân vật lại nhằm ngụ ý khác nhau.
Khoảnh khắc cô Tuyết (Mai Chi) khoe lưng trần trong phim "Trò đời" (2013).
Cư dân mạng từng xôn xao về phục trang của nhân vật cô Tuyết (Mai Chi) trong phim truyền hình "Trò đời" (2013) với kịch bản dựa trên tiểu thuyết "Số đỏ" của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Khoảnh khắc cô Tuyết khoe lưng trần ngồi may áo trong phòng ngủ khiến không ít người chú ý. Đặc biệt, cô diện chiếc quần lụa màu trắng ôm lấy vóc dáng gợi cảm.
Bộ phim được đầu tư kỹ bối cảnh, phục trang, đạo cụ. Trong đó hơn 200 bộ quần áo được NSƯT, họa sĩ phục trang Thu Hà thiết kế, may riêng cho các nhân vật để thể hiện rõ tính cách.
Trang phục là một trong những phương tiện để thể hiện nhân vật cô Tuyết.
Với nhân vật cô Tuyết - người được miêu tả là lớn lên trong sự chiều chuộng của cả gia đình, lãng mạn, có học thức, nhưng bị các chị gái và anh trai đầu độc, dẫn dụ trở thành một cô gái đàng điếm. Bộ trang phục nổi bật gắn với nhân vật này là y phục Ngây thơ.
"Cái áo dài voan mỏng, trong có coócsê trông như hở cả nách và nửa ngực - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mân xinh xinh. Thấy thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh" - trích đoạn trong tiểu thuyết.
Trang phục của nhân vật cô Tuyết khá nhẹ nhàng nhưng không kém táo bạo.
Theo đuổi hình ảnh gợi cảm với phong cách thời trang táo bạo, Dạ Thảo cũng phải đối diện với dị nghị.
Nguồn: [Link nguồn]