ĐH Bạc Liêu cấm nữ sinh mặc váy ngắn và chiếc váy tai tiếng của nữ sinh Nhật

Trường ĐH Bạc Liêu đã ra lệnh cấm nữ sinh không được mặc váy ngắn quá đầu ngối để tránh các em đua đòi khi không có điều kiện.

Đồng phục quy định sự bình đẳng trong nhà trường.

Đồng phục quy định sự bình đẳng trong nhà trường.

Theo quy định của ban giám hiệu trường Đại học Bạc Liêu, sinh viên không được phép mặc váy ngắn trên đầu gối. Đại diện nhà trường nói sinh viên nữ nên mặc trang phục hợp thuần phong mỹ tục, mặc váy quá ngắn không phù hợp với môi trường giáo dục. Đặc biệt, quy định này xuất phát từ mong muốn tránh phân biệt giàu nghèo, sợ các em đi học vẫn để ý thời trang, một số đua đòi, số khác không có điều kiện thì tự ti. 

Đồng phục thể hiện sự bình đẳng

Theo lối chiết tự: "đồng" có nghĩa là cùng, giống, "phục" là quần áo. Đồng phục ý chỉ những bộ đồ giống nhau dành cho một nhóm người nhất định trong xã hội. Đồng phục vốn đã xuất hiện từ lâu nhằm quy định nhóm, thể hiện sự thống nhất. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa về sự bình đẳng khi những người giàu có thường phô trương sự giàu sang thông qua những bộ đồ hào nhoáng trong khi đó những người nghèo thì ăn mặc đơn giản thậm chí có phần rách rưới hơn. Đồng phục khiến con người trở nên giống nhau, phần nào xóa bỏ ranh giới giàu nghèo. Và đồng phục học sinh cũng không phải ngoại lệ. 

Yêu cầu mặc đồng phục là cách tạo nên sự bình đẳng.

Yêu cầu mặc đồng phục là cách tạo nên sự bình đẳng.

May vay ngắn để "tiết kiệm" vải

Để phân biệt giới tính, đồng phục của nữ thường là váy liền hoặc áo sơ mi kết hợp với chân váy. Độ dài ngắn của những chiếc váy này cũng thể hiện văn hóa, cho thấy tinh thần nhớ về quá khứ. Tiêu biểu là những chiếc váy thể kỷ trong đồng phục nữ sinh Nhật Bản. Nhiều người thắc mắc tại sao ở các trường học Nhật Bản lại xuất hiện những chiếc chân váy ngắn trên đầu gối. 

Những chiếc váy của nữ sinh Nhật Bản rất ngắn.

Những chiếc váy của nữ sinh Nhật Bản rất ngắn.

Câu trả lời là học sinh Nhật Bản phải nhớ rằng đất nước mặt trời mọc là một quốc gia thiếu thốn, khó khăn về kinh tế đến mức vải cũng là một thứ xa xỉ bởi vậy đồng phục cho nữ được may ngắn để tiết kiệm. Tất nhiên, độ ngắn của những chiếc váy này chỉ được phép ngắn trên gối ít nhất 5 cm. Các giám thị sẽ cầm theo thước đo để đo váy học sinh nào vi phạm.  Còn những chiếc váy siêu ngắn tràn lan gây phản cảm xuất phát từ văn hóa thần tượng Nhật Bản, họ bị ảnh hưởng bởi trang phục của các ngôi sao nhạc pop bởi vậy các em mới nghĩ cách kéo váy lên cao và giữ chúng bằng thắt lưng, khi gặp giám thị sẽ kéo chân váy xuống. 

Những chiếc váy "tai tiếng" của nữ sinh Nhật Bản.

Những chiếc váy "tai tiếng" của nữ sinh Nhật Bản.

Những chiếc váy bất tiện

Một số người cho rằng, con người hiện đại quá cổ hủ khi vẫn yêu cầu nữ sinh phải mặc váy bởi nó rất bất tiện cho các em, hạn chế các hoạt động thể thao, vận động. Bởi vậy một số trường học đã quy định đồng phục thể dục dành riêng cho các hoạt động thể chất. Hơn nữa không phải cô gái nào cũng thích mặc váy. Ngày nay, quan niệm về cộng đồng LGBT ngày càng cởi mở, các em muốn thể hiện đúng bản chất con người mình và vô tình những chiếc váy đã cản trở mong muốn đó của các em. Ở một số quốc gia cũng đã cho phép học sinh nữ có thể mặc váy hoặc quần tùy ý. 

Gợi cảm quá đà thành phản cảm: 8 lần sao Hàn bị la ó vì quần tất, ”quên” phòng hộ

Nhiều sự cố trang phục của sao Hàn bị đánh giá phản cảm trong năm 2019.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Linh ([Tên nguồn])
Phiếm chuyện thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN