Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino

Thành công của Zara được cho là bắt nguồn từ sự linh hoạt trong kinh doanh.

Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino - 1

Ngành công nghiệp thời trang luôn có sự cạnh tranh khốc liệt

Cạnh tranh là điều chưa khi nào dừng lại trong ngành công nghiệp thời trang. Điều này có nghĩa là sẽ có người thành công, cũng có kẻ nếm thất bại đau đớn, bất kể trong ngành này, bạn là ai, đã có mặt trên thị trường được bao lâu và gặt hái được những thành tựu như thế nào.

Khoảng nửa đầu năm 2019 chứng kiến nhiều biến động lớn, đặc biệt đối với các hãng thời trang nhanh vốn tưởng đã có chỗ đứng vững chắc như Topshop, Forever 21…

Topshop đóng cửa loạt cửa hàng ở Mỹ

Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino - 2

Topshop tuyên bố phá sản tại thị trường Mỹ.

Hồi cuối tháng 5, Arcadia Group - công ty mẹ của Topshop và Topman đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ. Thương hiệu này có mặt tại thị trường Mỹ từ năm 2009 với nhiều cửa hàng lớn trên khắp New York, Los Angeles, Las Vegas…

Tuy nhiên, doanh số tại Mỹ của Topshop không đạt được kỳ vọng của Arcadia Group. Công ty này ước tính tài sản tại Mỹ chỉ vào khoảng 53 triệu USD trong khi nợ lên đến 179 triệu USD.

Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino - 3

Chủ tịch Phillip Green của công ty mẹ Arcadia Group đối mặt sự tẩy chay của người dùng.

Thất bại của Topshop được cho là do vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng bán lẻ lớn như Amazon, ASOS cũng như sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới tiềm năng hơn. Ngoài ra, cáo buộc quấy rối tình dục và các hành vi phân biệt chủng tộc nhắm vào chủ tịch Phillip Green của công ty mẹ Arcadia Group cũng là nguyên nhân khiến Topshop đối mặt với làn sóng tẩy chay của khách hàng.

Tại quê nhà Anh quốc, Topshop cũng dự kiến đóng cửa 23 cửa hàng, báo hiệu cho một giai đoạn đầy thách thức.

Forever 21 thất bại tại thị trường khổng lồ Trung Quốc

Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino - 4

Forever 21 không thể trụ vững ở thị trường đông dân Trung Quốc

Cuối tháng 4, thương hiệu thời trang nhanh có trụ sở tại Los Angeles – Forever 21 tuyên bố đóng cửa trang bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc. Vẫn chưa biết hãng này có rút hẳn khỏi thị trường Trung Quốc hay không nhưng theo LadyMax, một blog thời trang nổi tiếng, Forever 21 đã có kế hoạch đóng nhiều cửa hàng tại Thiên Tân, Hàng Châu, Bắc Kinh và Trùng Khánh.

Tại Trung Quốc, Forever 21 dường như không nhận được nhiều thiện cảm của người tiêu dùng. Nhiều bình luận trên mạng xã hội cho thấy chất lượng sản phẩm của hãng là điều khiến người dùng quan ngại hơn cả. Trong khi ngày nay, ngày càng nhiều người tại Trung Quốc chuộng các sản phẩm cao cấp với chất lượng vượt trội.

Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino - 5

Người dùng Trung Quốc không hài lòng với chất lượng của Forever 21

Các chiến dịch tiếp thị yếu kém cũng như chi phí vận hành các cửa hàng quá cao cũng là nguyên nhân khiến Forever 21 thất bại tại thị trường tỷ dân, theo Wu Junyan, một chuyên gia phân tích thương hiệu tại Thượng Hải.

Không chỉ tại Trung Quốc, Forever 21 còn đối mặt với nhiều khó khăn khi không thể duy trì việc kinh doanh các cửa hàng tại nhiều nước như Ireland, Dubai… Ngay cả tại Mỹ, nhiều cửa hàng của Forever 21 cũng phải lên kế hoạch cải tạo nhằm thu hút khách hàng hơn, chứng tỏ mọi chuyện không còn dễ dàng như xưa.

H&M lao đao, Zara vẫn trụ vững

Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino - 6

Con số hàng tồn kho của H&M khiến nhiều người choáng váng

Trong một vài năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của H&M không thể gọi là khả quan. Năm 2018, thương hiệu thời trang nhanh đến từ Thụy Điển đối mặt với nguy cơ đóng cửa tới 170 cửa hàng, sụt tới 62% lợi nhuận trong quý đầu cùng với số lượng hàng tồn kho lên tới 4 tỷ USD.

Trong khi đó, đối thủ số 1 của H&M – Zara, lại chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu bứt phá, giúp cho ông chủ Amancio Ortega liên tục góp mặt trong top 10 của Forbes.

Thành công của Zara được cho là bắt nguồn từ sự linh hoạt trong kinh doanh. Cũng thuộc dòng “thời trang ăn liền” nhưng Zara luôn cố gắng bắt kịp các xu hướng hiện hành một cách nhanh nhất, với chất lượng tốt, giá thành rẻ nhất và quan trọng nhất, số lượng vừa phải nhằm tạo cảm giác khan hiếm và mong đợi từ khách hàng. Điều này khác biệt hoàn toàn với H&M hay Forever 21, luôn cố gắng chất đầy cửa hàng với cả đống đồ cả mới lẫn cũ.

Trong khi H&M chật vật giảm giá để giải quyết đống hàng tồn kho – bước đi được cho là có thể giải quyết vấn đề trước mắt nhưng lại gây nguy hại về lâu dài cho thương hiệu, thì Zara luôn tách biệt các đợt giảm giá với ra mắt sản phẩm mới. Điều này khiến khách hàng không bị hoang mang cũng như giúp hãng giải quyết hàng cũ một cách chóng vánh.

Đế chế “thời trang nhanh” suy tàn, sụp đổ hàng loạt như domino - 7

Zara nhanh nhạy với thời cuộc hơn hẳn

Zara cũng luôn nhanh nhạy trong mảng bán hàng trực tuyến. So với H&M, thương hiệu luôn chú trọng các cửa hàng truyền thống, vốn mất rất nhiều chi phí thuê địa điểm, nhân công thì Zara luôn có chiến lược rõ ràng cho mảng online, mất ít chi phí hơn nhiều nhưng lợi nhuận thì cao trông thấy.

Với từng ấy lý do, không khó để hiểu vì sao Zara giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhiều thương hiệu thời trang nhanh đang dần tụt dốc không phanh.

Cô Kim ”đi đêm” với các hãng thời trang giá rẻ?

Thật khó tin bởi những quý cô nhà này luôn nổi tiếng là biết kiếm tiền từ bất cứ thứ gì.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huân Y Thảo ([Tên nguồn])
Chân dung NTK Thời trang/ Thương hiệu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN