Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý"

Phía sau thành công Gucci trở thành đế chế hàng hiệu giá trị hàng đầu thế giới là câu chuyện thú vị.

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 1

Hình ảnh mới của thời trang Gucci

Đầu năm 2015, cặp vợ chồng quyền lực từng thống trị Gucci là nhà thiết kế Frida Giannini và CEO Patrizio di Marco cùng nghỉ việc. Thậm chí nữ thiết kế Frida Giannini còn phải rời ghế sớm hơn 1 tháng so với dự định để nhường chỗ cho Giám đốc sáng tạo mới là Alessandro Michele.

Màn thoái vị sau 8 năm cầm quyền nhưng kém hiệu quả của Giannini khiến nhiều người càng hoài nghi hơn về tương lai của Gucci. Không ít đánh giá cho rằng hãng thời trang danh giá này đã tới thời tàn lụi sau nhiều năm ngắc ngoải dưới tay giám đốc sáng tạo cũ. Họ không dám đặt nhiều niềm tin vào anh chàng thiết kế có vẻ ngoài rất du mục từng phụ trách mảng phụ kiện của hãng.

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 2

Nhà thiết kế Frida Giannini và CEO Patrizio di Marco

Tuy nhiên sau hơn 1 năm, điều giới mộ điệu không ngờ đó là Gucci đã được thay máu toàn tập, tất cả nhờ bước đi tưởng liều lĩnh mà lại đầy tính toán của chủ tịch Bernard Arnault.

Thời kỳ tăm tối của Gucci

Là một hãng thời trang đình đám cả triệu người biết tên nhưng không phải lúc nào Gucci cũng tỏa hào quang. Hãng từng trải qua không ít thăng trầm khi thay đổi giám đốc sáng tạo.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Gucci cũng rơi vào khủng hoảng khát nhân tài để lèo lái thương hiệu. Sứ mệnh được giao vào tay một anh chàng đồng tính Tom Ford , lúc đó không mấy tên tuổi. Sự táo bạo và đột phá của Tom Ford đã vực dậy nhà mốt từ cổ điển, lỗi thời sang mới mẻ và tươi tắn hơn.

Tom Ford thổi sự quyến rũ, gợi dục vào một Gucci đã già và cũ. Sự mạnh tay của thiên tài làng mốt khiến Gucci tăng mạnh doanh thu, chạm mốc tăng 90% vào khoàng 2 năm 1996 và 1997. Từ một hang đứng bên bờ vực thẳm, dưới bàn tay lèo lái của thuyền trưởng tài ba này, hãng đã khởi sắc và được định giá 4,3 tỷ USD.

Sau nhiều năm cống hiến, Tom Ford rời khỏi Gucci vì một số vấn đề khúc mắc trong việc điều hành, để lại một lỗ hổng lớn không ai có thể lấp đầy.

Tập đoàn PRR đã đưa Frida Gannini từ một trưởng nhóm thiết kế đồ da của hãng lên làm Giám đốc sáng tạo để thế chân Tom Ford vào năm 2004. Nếu như Tom Ford tìm cách thay máu Gucci bằng yếu tố sex thì Gannini lại cố bám vào nét cổ điển đã lỗi thời. Trong suốt những năm tháng quý bà này điều hành, Gucci tuột dốc không phanh.

Bám trụ vào những gì đã cũ không khiến thương hiệu khởi sắc mà ngược lại, còn khiến Gucci trở nên già cỗi trong mắt phân lớp tín đồ thời trang hàng hiệu đang trẻ hóa mỗi ngày.

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 3

Thiết kế cũ kỹ của Gucci dưới thời Giannini

Đỉnh cao của sự thất bại mang tên Giannini đó là Gucci sụt giảm 1,6% doanh số, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm đến 5%, trong quý III năm 2014. Trong khi đó, thương hiệu cùng tập đoàn Kering với Gucci là Saint Laurent đạt mức tăng ấn tượng là 27,6%. Đây là giọt nước tràn ly khiến cô phải rời khỏi ghế Giám đốc sáng tạo trước thời hạn.

Sự thất bại của Gucci trong thời điểm này còn phải kể tới hướng đi đầy lỗi của CEO cũ di Marco, chồng của Gannini. di Marco cho rằng việc coi "biểu tượng 2 chữ G là điều duy nhất mà thương hiệu có là sai lầm". Do đó, ông tìm cách phát triển xa rời biểu tượng gốc, ngoài ra còn phát triển dòng hàng tầm trung không phù hợp với thị hiếu của các khách hàng thượng lưu vốn có của Gucci.

Cái sai của di Marco được cho là nguyên nhân khiến Gucci tụt giảm, từ việc chiếm 30% lợi nhuận của tập đoàn Kering, tụt gần 5% chỉ trong nửa đầu năm 2014.

Ấn tượng với màn "thay máu" thương hiệu

Những bước đi sai lầm khiến Gucci lao đao nhưng việc thay đổi giám đốc Alessandro Michele lại là một quyết định đúng đắn – tính cho tới thời điểm này.

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 4

Giám đốc sáng tạo mới phát triển chi tiết ấn tượng trên nền tảng họa tiết và màu truyền thống của Gucci

Alessandro Michele làm mới Gucci bằng một phong cách hết sức nghệ sĩ, bay bổng lãng mạn, phá cách trên nền cổ điển. Anh biến thương hiệu từ một “người hùng thất sủng” trở lại thành viên ngọc của tập đoàn. Trong năm vừa qua, chỉ hơn 1 năm sau khi Alessandro Michele nhận chức, lợi nhuận của Gucci chiếm tới 60% lợi nhuận tập đoàn. Theo thống kê của Forbes, trong top 100 thương hiệu thời trang xa xỉ năm 2015, Gucci đứng thứ 2 về giá trị, chỉ đứng sau Louis Vuitton.

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 5

Nhà thiết kế Michele

Con đường của Michele đó là thay áo cho Gucci từ già nua trở nên tươi tắn, tràn đầy sức sống với các cách chơi màu đối lập, thiết kế nhẹ nhàng, nữ tính tràn đầy hoa lá và chim muông.

Ngoài ra ông còn hướng đến vẻ đẹp châu Á trong các mẫu sáng tạo của mình để đánh vào thị trường này. Nhờ lối đi khôn ngoan của Alessandro Michele, Gucci thắng lớn ở thị trường Trung Quốc trong suốt 1 năm qua. Đây cũng được coi là thị trường chính mà hãng nhắm tới.

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 6

Thiết kế màu mè của Gucci

Nhà thiết kế còn tái thiết lại 500 cửa hàng của Gucci trên toàn thế giới. Từ lối trang trí cửa hàng kiểu hộp đêm màu trắng và đen, ông khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn nhờ tông vàng mù tạt và tím oải hương. Không ít người đã phản hồi tốt về quang cảnh cửa hàng mới mẻ của Gucci.

Bên cạnh việc định hướng thiết kế thành công, giúp tăng trưởng lợi nhuận thì Alessandro Michele còn gặt hái được danh hiệu "Nhà thiết kế Quốc tế của năm". Hơn 2 năm trụ lại ở Gucci, hãy còn rất sớm để khẳng định Michelle vượt qua nổi cái bóng khổng lồ của Tom Ford nhưng những gì mà ông làm được xứng đáng được ghi nhận.

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 7

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 8

Cuộc hồi sinh phi thường từ tro tàn của "thánh cô nước Ý" - 9

Gucci hiện tại rất nữ tính

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Chân dung NTK Thời trang/ Thương hiệu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN