Lưu bài Bỏ lưu bài

Thời trang không chỉ là quần áo mặc trên người mà còn là công cụ để phái đẹp thể hiện nữ quyền. 

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 2

Chủ nghĩa nữ quyền được định nghĩa là tập hợp các phong trào hay ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ. Là một khía cạnh sâu rộng, nữ quyền có tác động đến cả thời trang. Trong suốt lịch sử của chủ nghĩa nữ quyền, phụ nữ đã sử dụng chúng như một công cụ để đòi quyền bình đẳng, đóng vai trò quan trong trọng việc phá vỡ ranh giới về giới tính. 

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 3

Trang phục không chỉ là thứ phụ nữ mặc lên người mà nó có thể kìm hãm cũng như giải phóng phụ nữ. Thời trang được sử dụng để thay đổi và thách thức những hạn chế của giới tính. Deirdre Clemente - một nhà nghiên cứu về lịch sử thời trang Mỹ có nói thời trang không phản ánh sự thay đổi mà là cấu thành sự thay đổi.

Ở thế kỷ 19, hầu hết phụ nữ mặc trang phục mà họ được bảo là phải mặc, nổi bật nhất là những chiếc corset ôm sát tạo eo thon đồng thời đầy vòng ba và vòng một. Ở thời điểm này trang phục là thứ duy nhất cho phép phụ nữ thể hiện gu thẩm mỹ của mình. Đây không chỉ là sự gò bó về thể xác mà còn ép chặt cả tư tưởng của người phụ nữ. Họ bị gông kìm, họ không được đối xử bình đẳng như những gì họ xứng đáng.

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 4

Trong những năm 1920, 1930, một số nhà thiết kế như Paul Poiret hay Madeleine Vionnet đã mạnh dạn bước qua chuẩn mực của trang phục thời Victoria với những chiếc váy dáng suông thoải mái không tập trung vào đường cong. Trong cuốn tự truyện của mình mang tên "En Habillant L’Epoque" Paul Poiret có nhấn mạnh việc giải phóng phụ nữ khỏi những chiếc corset. Còn với Madeleine Vionnet - người ta gọi bà là "nữ hoàng bias-cut" người đã sáng tạo ra kỹ thuật cắt vải xéo để tạo ra những chiếc đầm ôm lấy cơ thể một cách nhẹ nhàng. Bà đã gỡ bỏ chiếc corset và khung váy xiết chặt gây đau đớn cho người phụ nữ.  

Thập niên 30 cũng chứng kiến sự ra đời của bộ suit hai mảnh được thiết kế bởi Coco Chanel thoải mái, thanh lịch và tinh tế. Mặc dù bà không phải là người đầu tiên nhưng vẫn là một trong số những nhà thiết kế góp phần thay đổi quan niệm về phụ nữ thông qua tủ quần áo của họ.

Phải đến những năm 1960, sức mạnh nữ quyền trong thời trang mới thực sự trỗi dậy, phụ nữ bắt đầu mặc những chiếc váy ngắn trên đầu gối. Mary Quant là người tiên phong trong việc mang đến cho phụ nữ những chiếc váy mini và khách hàng của cô muốn chúng ngắn hơn nữa. Hay đi cùng với đó sự ra đời của những chiếc quần hot pants siêu ngắn, những bộ bikini siêu nhỏ.

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 6
Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 7
Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 8

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 9

Sau đó phong trào Hippy bắt đầu vào cuối những năm 60 và được nối dài sang thập niên 70 đã giúp cả phụ nữ, nam giới dần phá vỡ quy chuẩn về trang phục, người ta cũng bắt đầu thấy phụ nữ mặc quần dài, không còn mặc váy như thường thấy.

Ở thập niên 80 không thể không nhắc đến thiết kế tai tiếng nhưng không kém phần táo bạo đó là nội y hình nón. Khoảnh khắc Madona mặc nó đã trở thành biểu tượng cho thời trang nữ quyền trên toàn cầu. 

Không chỉ vậy, phụ nữ mặc đồ của nam giới nhiều hơn, phong cách men wear cũng trở thành xu hướng. Phụ nữ bắt đầu đi vào các văn phòng điều hành, đảm nhận vị trí cao hơn, họ thể hiện quyền lực thông qua trang phục.

Sau đó, với sự phát triển của văn hóa đại chúng và sự cởi mở trong quan niệm phụ nữ ngày càng nới rộng ranh giới về trang phục có thể được chấp nhận. Càng về sau điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn với phong trào Free The Nipple hay nỗ lực thể hiện nữ quyền trên sàn diễn thời trang.  

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 10

"Không được mặc quá ngắn", "không được mặc hở", "phải kín đáo", "làm ơn ra đường hãy mặc nội y", "hãy mặc đúng với hình tượng của một người phụ nữ". Đó là những gì mọi cô gái đều được nhắc nhở khi bắt đầu dậy thì. Nhiều người cho rằng việc phụ nữ mặc ngắn là hành động không đúng mực và khiêu khích đàn ông. Họ đổ lỗi cho trang phục, coi nó là nguyên nhân của những hành động vượt chuẩn. 

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 12

Một người đàn ông cố tình nhìn dưới váy của các cô gái tại phố đi bộ Hồ Gươm. Nhóm nhiếp ảnh gia Nhật Bản lao vào các cô gái cosplay mặc đồ ngắn và chụp ảnh ở góc nhạy cảm. Và vô số những vụ việc quẩy rối, xâm hại tình dục đã xảy ra với lý do phụ nữ mặc đồ ngắn.

Sau đó phụ nữ đã liên tiếng đòi nữ quyền. Vấn đề này gây nên nhiều tranh cãi, có phe khẳng định hành động trên chẳng khác gì "vừa ăn cướp vừa la làng", mặc ngắn để người khác nhìn lại chửi biến thái, hay cố tình "khoe hàng".

Không thể phủ nhận một số trường hợp mặc ngắn có chủ đích nhưng số đông khẳng định chính con người phải kiểm soát hành vi của mình. Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, biết đâu là đúng là sai.

Từ khi nào việc ăn mặc của phụ nữ lại phải chịu trách nhiệm cho hành động bản năng của nam giới? 

Lỗi nào ở cái áo, cái quần khi phụ nữ "nữ quyền" trong thời trang - 13

Content & Media: Hồng Linh

Thứ Tư, ngày 18/03/2020 00:42 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Hồng Linh ([Tên nguồn])