Châu Á: Miền đất hứa cho hàng hiệu!

Để có vẻ ngoài đẳng cấp và thời thượng, người châu Á luôn khát khao những món hàng hiệu đắt đỏ.

Hai chuyên gia hàng hiệu Radha Chadha và Paul Husband đã viết trong cuốn Tình yêu hàng hiệu -The cult of the luxury brand: “Từ Tokyo, Hongkong, Singapore, Seoul cho đến Bangkok, Manila, Kuala Lumpur... Từ những nhà CEO, chính khách, sỹ quan cho đến nhân viên văn phòng hay thậm chí những bà buôn bán nhỏ... cơn sốt dịch mang tên Hàng hiệu đã tràn qua và không chừa sót tầng lớp hay thành phố nào của châu Á.

Ở khắp nơi, hàng hiệu đã tạo ra, duy trì và phát triển cho mình một đội ngũ tín đồ đông đảo, sẵn sàng làm tất cả để có được điều mình mong ước”.

Hay tạp chí thời trang Vogue (8/2103) khẳng định khu vực châu Á được dự kiến ​​sẽ chiếm từ 50 đến 60% doanh số bán hàng cao cấp trong vòng 10 năm tới. Sự suy giảm sức mua trong thời gian gần đây được dự đoán sẽ không kéo dài và không đáng ngại.

Thế mới thấy châu Á là thị trường tiềm năng đến mức nào với những mặt hàng xa xỉ. Ngoài Nhật Bản, nơi “người người dùng hàng hiệu” và Louis Vuitton là nhãn hàng ai-cũng-phải-có ở đây; Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc cũng là những quốc gia nổi tiếng về thời trang và phong cách. Tuy nhiên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam mới thực sự là những miền đất hứa của hàng hiệu.

Châu Á: Miền đất hứa cho hàng hiệu! - 1

Xếp hàng mua hàng hiệu giảm giá ở Nhật Bản

Người Trung Quốc không thể cai hàng hiệu!

Gần đây thông tin các thương hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới đang cảm nhận sự “ế ẩm” rõ rệt tại Trung Quốc, bất chấp việc giới nhà giàu ngày càng đông lên tại quốc gia này bởi nỗi e ngại mang tên hàng nhái. Sống tại nơi mà công nghệ copy quá tinh xảo, mọi thứ đều có thể làm nhái chỉ sau vài ngày, người Trung Quốc không khỏi né tránh những trung tâm thương mại đẹp đẽ, sang trọng với mức thuế cắt cổ.

Tuy nhiên không thể dừng trước những món hàng đẳng cấp cùng với nhiều tour du lịch giá rẻ ra đời, hiện nay ra nước ngoài mua hàng hiệu là trào lưu của người dân nước này. Thương hiệu cao cấp Burberry cho biết các cửa hàng của họ tại các nước khách hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn. Burberry thậm chí có cả đội ngũ nhân viên bán hàng nói được tiếng Trung Quốc tại các chuỗi cửa hàng trên toàn cầu. 

Châu Á: Miền đất hứa cho hàng hiệu! - 2

Biết không thể phân biệt giữa hàng thật và hàng nhái người Trung Quốc ra nước ngoài sắm hàng hiệu

Theo tờ Telegraph, Trung Quốc được kỳ vọng là thị trường lợi nhuận hàng đầu của các nhãn hàng cao cấp tên tuổi, với khoảng 13 triệu gia đình sẽ có mức thu nhập trung bình khoảng 150.000 đô la (hơn 3 tỷ đồng) hoặc thậm chí còn nhiều hơn thế tính tới thời điểm năm 2030.

Ấn Độ: Hàng hiệu – khoản đầu tư hiệu quả

Chỉ xếp sau Trung Quốc về tình yêu với những nhãn hàng cao cấp, Ấn Độ như một chấm đỏ trên bản đồ hàng hiệu châu Á. Là một đất nước đang phát triển với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, Ấn Độ không thiếu những doanh nhân mới nổi, họ thành đạt và không có nhu cầu dùng hàng hiệu.

Tuy nhiên đối với họ hàng hiệu như một nguồn vốn để đầu tư hiệu quả. Chính vì vậy nhiều nhà quảng cáo hàng cao cấp ở Ấn Độ coi sản phẩm của mình như một nguồn vốn, một món quà lót tay cao cấp để bôi trơn trên thương trường.

Châu Á: Miền đất hứa cho hàng hiệu! - 3

Cảnh xếp hàng vào một trung tâm thương mại mới mở ở miền nam Ấn Độ

Bên cạnh đó, xã hội Ấn Độ phân tầng rõ rệt giàu và nghèo. Người giàu ở đây hầu hết đều xuất thân trong gia đình có truyền thống và được giáo dục về thẩm mĩ, văn hóa. Họ cũng không thể đứng yên trước hàng hiệu.

Ấn Độ sẽ trở thành một "mặt trận chính" đối với những thương hiệu chuyên cung cấp các mặt hàng xa xỉ phẩm, bởi hiện tại thị trường bán lẻ Ấn Độ đã mở cửa đón chào các công ty nước ngoài nhảy vào đầu tư và mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình tăng lên hơn 50.000 đô la trong vòng một thập kỷ tới. (Thông tin do ông Jon Cospestake, giám đốc bán lẻ đồng thời là chuyên gia phân tích sản phẩm - khách hàng của EIU đưa ra)

Người Việt mê hàng hiệu thứ ba thế giới

Sẽ rất choáng váng nếu so sánh giữa bảng xếp hạng kinh tế với bảng xếp hạng khoản chi cho hàng hiệu của người Việt. Theo một khảo sát trực tuyến của hãng Niesel dựa trên 29.000 người tại 58 quốc gia toàn thế giới thì có tới hơn một nửa số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng hiệu.

Người Việt mê hàng hiệu thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu và Ấn Độ đứng thứ hai.

Châu Á: Miền đất hứa cho hàng hiệu! - 4

Những món hàng xa xỉ này luôn là khao khát của người Việt, người Việt yêu hàng hiệu thứ ba thế giới

Có lẽ không ở đâu nhiều hàng hiệu chênh lệch mức giá như ở Việt Nam. Ngoài các trung tâm thương mại, nơi bán hàng hiệu giá niêm yết. Dạo một vòng quanh các đường phố lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ thấy tràn ngập các cửa hiệu hàng xách tay.

Thậm chí có cả phố bán hàng xách tay được quảng cáo do tiếp viên hàng không mang về gần sân bay Tân Sơn Nhất. Dù hàng hiệu xách tay không hề rẻ, người tiêu dùng phải trả công và tiền phí vận chuyển cho người bán song những cửa hiệu vẫn tấp nập khách ra vào.

Trên các diễn đàn và mạng xã hội không ít những topic, hội nhóm lập ra để bàn luận về hàng hiệu đẹp ra sao và cách mua như thế nào. Thậm chí những diễn đàn về game, ô tô, đồ công nghệ dành cho đàn ông cũng thấy thấp thoáng những topic về hàng hiệu.

Dù gặp không ít rủi ro về hàng nhái, giá cao, người Việt vẫn ngày đêm săn hàng hiệu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Trang ([Tên nguồn])
Hàng hiệu khủng của sao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN