Bóc trần 1001 mánh lừa khi mua bán hàng online

Cả người bán lẫn người mua hàng đều nên cảnh giác trước những chiêu lừa khi kinh doanh thời trang online. 

Dịch vụ bán hàng trên mạng, đặc biệt là qua kênh facebook ngày càng phát triển. Mặc dù rất tiện ích song dịch vụ bán hàng online cũng tiềm ẩn nhiều bẫy lọc lừa đối với cả người bán lẫn người mua.

Dưới đây là một số những mánh lới lừa đảo, những chiêu “bẩn” mà bạn cần hết sức lưu tâm nếu không muốn trở thành nạn nhân của những kẻ gian chuyên “kiếm ăn” trên mạng internet.

Bóc trần 1001 mánh lừa khi mua bán hàng online - 1
Mua hàng online: Vừa mua, vừa lo (ảnh minh họa)

1. Sản phẩm thật khác xa với sản phẩm rao bán

Chu trình mua bán hàng online thường là: Xem và chọn hàng qua hình, sau đó liên hệ để shipper (người vận chuyển hàng) mang đến tận nơi. Nguyên tắc giao dịch này tuy nhanh chóng, giúp người mua tiết kiệm thời gian nhưng lại có nhiều khiếm khuyết. Một trong những “tai nạn” thường gặp nhất đó là sản phẩm nhận được khác xa trong hình.

Không ít gian thương lấy cắp ảnh từ các trang web nước ngoài hoặc ảnh thật của các shop khác để đưa ra chào hàng. Sau đó, họ đem bán cho khách hàng loại 2, loại 3, thậm chí cả loại thứ n hoặc hàng may gia công nhái theo. Loại hàng này giống về kết cấu nhưng hoàn toàn thua xa về chất liệu, độ tinh xảo.

Theo một cuộc khảo sát online, có tới gần 80% số người được hỏi cho biết họ từng gặp phải tình huống “treo đầu dê bán thịt chó” này. Nhiều khách hàng nhận xét tình trạng có quá nhiều người bán gian dối về sản phẩm chính là nguyên nhân khiến họ ngày càng e ngại và mất niềm tin ở mua hàng online.

Bóc trần 1001 mánh lừa khi mua bán hàng online - 2
Đôi khi từ hình tới hàng thật khác nhau một trời một vực

2. Nhận tiền cọc rồi… tháo chạy

Trường hợp này cũng có nguyên nhân xuất phát từ cả lỗi chủ quan của người mua. Nhiều kẻ lừa đảo chọn cách mạo danh các shop uy tín bằng các lập một trang bán hàng (đơn giản nhất là một trang facebook) với hình thức và nội dung được bắt chước y nguyên như trang gốc. Thậm chí, giá sản phẩm trên các trang bán hàng rởm này còn rất rẻ để dụ dỗ, lôi kéo người mua.

Thấy giá hời, không ít khách đã “lạc lối” vào những trang bán hàng “ma”. Họ nhanh chóng chuyển tiền cọc mà vội bỏ qua khâu xác minh trang bán hàng trước khi mua. Phần còn lại của câu chuyện thì dù không cần đề cập quá nhiều thì ai cũng có thể đoán được. Sau khi lừa được một số khách đáng kể, chủ các trang bán hàng “ma” sẽ đóng trang và cầm tiền rồi “cao chạy xa bay”.

Một vụ lừa đảo khá tinh vi mới được bóc trần gần đây là hồi chuông cảnh báo đối với những người thiếu cảnh giác khi mua hàng online. 2 đối tượng Nguyễn Đức Anh và Nguyễn Thế Dũng bị bắt vào hồi tháng 3.2015 vì tội sử dụng máy tính và mạng internet để chiếm đoạt tài sản.

Mánh khóe của hai đối tượng này là lập nên facebook bán hàng “ma” làm giả lại facebook bán hàng online uy tín và kết bạn với các thành viên của facebook thật. Đức Anh và Thế Dũng còn học lối nói chuyện, trao đổi với khách của chủ shop. Sau đó, lừa lúc chủ của trang bán hàng thật đi vắng, chúng vào chào mời các thành viên này mua túi xách xịn với giá khuyến mãi và nẫng trọn tiền khách chuyển khoản.

3. Mua phải hàng fake

Quy trình mua bán online cũng tạo điều kiện cho gian thương lợi dụng để bán hàng giả hàng fake với giá cao. Cách đây vài năm, chợ mua bán online muar… từng xáo động với màn lừa đảo bán túi Prada fake giá gần 17 – 19 triệu đồng trong khi giá gốc của chiếc túi này khi mua ở Quảng Châu chỉ từ 1 -2 triệu đồng. Gần đây, siêu lừa có nick name Ngọc Ella cũng bị đưa ra ánh sáng sau khi bán cho khách túi Hermes rởm với giá hàng trăm triệu.

Thủ đoạn của các gian thương là trưng ảnh sản phẩm xịn với giá hấp dẫn nhưng lại giao hàng giả. Trong một số lần mua bán đầu tiên, chúng có thể lấy lòng tin của các khách hàng “sộp” bằng cách bán hàng thật. Sau khi tạo dựng được niềm tin và nắm bắt được đúng thời cơ thì các gian thương này mới tung chiêu lừa đảo.

Bóc trần 1001 mánh lừa khi mua bán hàng online - 3
Nên cẩn trọng khi mua hàng hiệu cao cấp qua kênh online

4. Lợi dụng các mối quan hệ của khách

Không chỉ thế, bộ đôi siêu lừa Nguyễn Đức Anh và Nguyễn Thế Dũng được nhắc tới ở trên còn từng giả mạo facebook, bắt chước cách nói chuyện của một khách hàng để lừa… chồng của chị ta mua túi hiệu 40 triệu. Trước đó người vợ đã vô tình tag facebook của chồng vào facebook bán hàng. Vì thế Đức Anh mới nảy ra ý định đóng giả làm người vợ để lừa người chồng. Sau khi người chồng này chuyển khoản 10 triệu vào tài khoản thì mới phát hiện ra mình bị lừa.

Bộ đôi này lập ra 20 tài khoản mạo danh, lừa đảo trót lọt tới 100 triệu trước khi sa lưới pháp luật.

5. Các shop ăn cắp khách hàng của nhau

Ăn cắp thông tin khách hàng là chiêu cạnh tranh bẩn giữa các shop bán hàng online. Nhiều chủ shop online nổi tiếng thường xuyên gặp phải tình trạng bị các đối thủ rình rập để “ăn trộm” khách hàng. Nếu khách hàng công khai thông tin bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ của mình trên trang bán hàng chính thì những shop khác sẽ lấy trộm. Sau đó họ vào chào mời sản phẩm với giá rẻ hơn hoặc trắng trợn hơn là qua mặt để chuyển luôn hàng cho khách. Nếu không có biện pháp đối phó thì các shop sẽ bị mất khách vào tay các đối thủ cạnh tranh. Biện pháp giải quyết mà nhiều shop uy tín chọn lựa đó là yêu cầu khách cung cấp thông tin vào hộp thư để đảm bảo sự riêng tư.

6. Làm giả giấy chuyển tiền

Nhiều shop bán hàng online yêu cầu khách chuyển tiền đặt cọc trước khi giao hàng. Đối với khách hàng ở xa có thể sẽ phải chuyên 100% tiền cọc. Giữa các ngân hàng khác nhau thì tiền chuyển không thể đến ngay như trong cùng một hệ thống ngân hàng. . Lợi dụng điều này, một số kẻ gian đã giả mạo giấy chuyển tiền để lừa shop chuyển tiền cho mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Muôn mặt của kinh doanh thời trang online Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN