Ám ảnh với sự hoài cổ kì dị của Raf Simons
Cha nào con nấy chính là dòng chảy xuyên suốt Raf Simons Resort 2016 khi ông lấy cảm hứng từ trang phục của cha ông ngày trước thổi hồn vào các thiết kế của mình.
Luôn có sự tương đồng giữa những người rất già và rất trẻ. Điều này sẽ càng rõ ràng khi bạn ngắm nhìn một đứa cháu đứng cạnh ông mình. Ngành công nghiệp thời trang, luôn ám ảnh với tuổi trẻ và sự phá cách, sẽ là nơi cuối cùng bạn hi vọng tìm thấy sự diễn giải sắc nét cho mối quan hệ này. Trong tuần vừa qua, hai bộ sưu tập đặc biệt đã đưa khoảnh khắc đặc biệt này trở thành viên gạch nền cho cảm hứng của mình. Đầu tiên là Gucci ở Milan, và bây giờ, đến Raf Simon ở Paris.
Thiết kế của Raf Simon
Raf không bao giờ biết ông cha mình đã mặc gì nhưng ắt hẳn ông đã trở nên quen thuộc với khí chất của họ thông qua những bức ảnh. Đó có thể là cách họ và những người bạn diện những bộ suit giống nhau qua hàng năm trời. Không cần phải phá cách, trang phục chính là dấu ấn của họ. Cách mà trang phục hình thành và bộc lộ tính cách đã ám ảnh Simon ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp.
Mũ trùm đầu chính là manh mối lớn nhất. Một nửa số người mẫu trình diễn với phần đầu bọc kín tới cổ, tầm nhìn bị che khuất tới độ ít nhất vài người đã trượt khỏi sàn diễn. Áo hoodie vốn là biểu tượng của tuổi trẻ nổi loạn, nhưng Simons tạo ra những chiếc mũ trùm đầu đậm chất trung cổ. Hoặc một cách khác, phong cách tu viện.
Điều này đã tự động tạo ra sự gắn kết mật thiết giữa tình anh em thân thiết của các thư viện thời trung với tình anh em thân thiết của thế kỉ 21. Hơn thế, những chiếc mũ trùm đầu của Raf Simon được cắt từ những chiếc áo mà những người đàn ông già thường chọn là áo. Và khung cảnh những người đàn ông ngồi quay quần trong một quán café thì trông như thế nào? “Sự kết nối thế hệ” chính là động lực thúc đẩy Simon tạo ra BST này.
Không phải những công dân cao tuổi của thế giới đột nhiên nảy ra ý
định muốn được lưu dấu ấn trên các mẫu quần ống vẩy lướt thướt chạm
sàn, hay các mẫu áo khoác dáng dài chạm sàn. Nhưng, ít nhất trong
tâm tưởng, nhà thiết kế đã xây dựng nên mối liên hệ giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai. Khá trừu tượng.
Có khá nhiều mẫu áo len từ thời ông cha xuất hiện ở đây, một vài mẫu trong đó thực tế đã được kéo dài tuổi thọ, một vài mẫu khác lại thiết kế co lại như áo crop top. Một vài bộ đồ được cắt may theo dáng suit đã được bảo tồn qua nhiều thế kỉ. Có những mẫu áo khoác với họa tiết vẽ tay hình ô vuông sọc tạo ra các thiết kế đẹp một cách kì quặc và riêng biệt.
Và, trên tất thảy, phần nhạc nền của Mark Leckey – Fiorucci Made Me Hardcore. Sự lộng lẫy hoàn hảo của những giây phút mờ ảo trong quá khứ của mỗi người chính là từ bộ phim này mà ra. Chắc chắn có quá khứ của Raf, nhưng những người mẫu của ông cũng tìm được tiếng nói của chính mình. Cũng giống như những ông cha ông chưa bao giờ biết tới. Và đó chính là sự u sầu vĩnh viễn chạm tới trái tim mọi người – như cách Raf Simon đã làm.
Các hình ảnh ấn tượng từ Raf Simons Resort show 2016: