Ám ảnh quấy rối tình dục đằng sau những chiếc quần jean
Tại một vài nhà máy sản xuất quần jeans, nạn tấn công tình dục vẫn đang trên đà hoành hành. Và nạn nhân không ai khác chính là những nữ công nhân trẻ tuổi đang chật vật kiếm tiền để mưu sinh.
Bài lược dịch dựa trên một câu chuyện có thật (nguồn:The Guardian)
Bí mật bẩn thỉu của thời trang: nạn tấn công tình dục diễn ra như thế nào trong các nhà máy sản xuất quần jeans?
Câu chuyện về những nữ thợ may tại Lesotho, Nam Phi đã phác họa nỗ lực đấu tranh miệt mài trước vấn nạn quấy rối tình dục ghê rợn đang ám ảnh ngành công nghiệp dệt may toàn cầu.
Ngoảnh mặt làm ngơ trước nạn quấy rối tình dục
Theo những thông tin thu thập được của thời báo Guardian, các nữ công nhân ngành may mặc đang phải đối mặt với tình trạng quấy rối tình dục có hệ thống tại nhiều nhà máy sản xuất quần áo jeans ở Nam Phi, điển hình là quốc gia Lesotho cho các thương hiệu thời trang Mỹ và châu Âu.
Thống kê cho thấy có đến 70 – 80% công nhân may mặc ở khu vực này đều là nữ, phụ nữ là trụ cột chính của nhiều gia đình. Lương tháng mà họ nhận được trung bình khoảng 60 bảng Anh, rẻ mạt hơn giá của một chiếc quần jeans thương hiệu.
Lesotho là một trong những quốc gia nghèo, có tỉ lệ thất nghiệp và hiếp dâm, tình dục cao nhất thế giới. Để dành được một suất hợp đồng lao động tại nhà máy may mặc, các nữ công nhân phải ngậm ngùi chấp nhận việc quan hệ tình dục với nam quản lý của họ. Nếu như họ có ý định phản kháng thì sẽ bị sa thải và chịu sự trừng phạt từ nhân sự của công ty. Hơn 120 người đàn bà từ 3 nhà máy khác nhau đã thừa nhận rằng họ đã bị ép buộc quan hệ tình dục với nam giám sát để giữ được công việc của mình. Một số người cáo buộc rằng họ đã bị cưỡng hiếp trong khuôn viên nhà máy. Một vài người khác cho biết họ đã bị nhiễm HIV từ những người giám sát đã khấu trừ lương của họ bởi quan hệ tình dục không an toàn.
Nạn bạo hành tình dục tồn tại chủ yếu ở các nhà máy sản xuất đồ denim.
Trường hợp của Mohapi, 23 tuổi là minh chứng cho việc người phụ nữ phải chịu tổn thất nặng nề sau khi cố ý chống lại nạn xâm hại tình dục. Cụ thể, cô đã từng thử việc toàn thời gian tại một xưởng may có tên tuổi. Sau vài tuần làm việc, người giám sát yêu cầu cô tới văn phòng của anh ta và kéo rèm, khóa chặt cửa ra vào rồi lao vào cô như một con thú muốn ăn thịt người. Mohapi đã kịp thời phản xạ, trốn thoát khỏi căn phòng tăm tối đó và tìm đến bộ phận nhân sự, phàn nàn rằng mình bị quấy rối. Và kết quả là cô bị sa thải.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi cô bị sa thải ở xưởng may, tên giám đốc nhân sự đã gửi một bức thư vào hồ sơ điện tử của Mohapi và chỉ trích rằng cô xấc xược và ngang bướng. Bức thư này đi theo cô từ nơi này đến nơi khác, các công ty đều từ chối nhận cô vì họ cho rằng nhân cách của cô không đạt yêu cầu để đáp ứng công việc.
Với 20 năm kinh nghiệm đảm nhận vị trí giám sát viên của một nhà máy sản xuất thời trang denim lớn, Joseph Tlali chia sẻ với giới truyền thông: “Hệ thống CCTV ở công ty thì không thiếu nhưng mọi người không hề lên tiếng ngăn chặn điều đó mà họ dửng dung coi như mình đang được thưởng thức phim khiêu dâm. Sau này khi con gái tôi lớn lên, tôi sẽ không bao giờ để nó làm việc trong một môi trường như vậy”.
Không những không ngăn chặn văn hóa đồi trụy của công ty mà các nhân viên còn tỏ ra thích thú như đang được xem phim khiêu dâm.
Đại dịch Covid 19 cản trở cơ quan chức năng vào cuộc
Một thương hiệu thời trang lớn sau khi nhận được quá nhiều phản hồi từ các nữ công nhân xưởng may thì đã trực tiếp thảo luận với liên đoàn lao động địa phương và các nhóm quyền phụ nữ để cải thiện mức đãi ngộ cho phụ nữ trong các nhà máy, ngăn cấm tình trạng quấy rối tình dục. Đại diện thương hiệu thời trang đó đã tuyên bố: “Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ giữa công ty và các nhà máy sản xuất. Chúng tôi tin rằng buổi thảo luận này có thể tạo ra sự thay đổi lâu dài và nâng cấp môi trường làm việc tại các nhà máy này, tạo tích cực đáng kể đến toàn bộ lực lượng lao động.”
Tuy nhiên, đại dịch virus corona bất ngờ xuất hiện và gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. Nhiều thương hiệu thời trang đã sử dụng các điều khoản “bất khả kháng” trong hợp đồng với nhà sản xuất để hủy các đơn hàng, ước tính mỗi đơn cũng phải giá trị đến 8 tỷ bảng Anh.
Khi đó, các giám sát viên luôn phải chịu áp lực căng thẳng vì phải đạt đủ định mức công việc. Họ chuốc giận lên các công nhân nữ, quát tháo những cô gái làm việc chăm chỉ hơn. “Họ lạm dụng cả thể xác và sức lao động của chúng tôi, họ gọi chúng tôi là điếm và chó” – một nữ công nhân chia sẻ.
Công nhân dệt may không được đối xử như một con người.
Với Covid 19, mọi kế hoạch bảo vệ nhân quyền phụ nữ đều phải tạm gác lại và tình hình ở Lesotho vẫn đang trở nên tồi tệ mỗi ngày. “Có hơn 45.000 công nhân may mặc ở Lesotho và hơn 40 triệu người khác trên khắp thế giới. Mỗi hành vị bạo lực mà họ phải đối mặt là một tội ác và cần phải mau chóng tìm cách ngăn chặn” – Sethelile Ntlhakana bày tỏ.
Nguồn: [Link nguồn]
Không biết là vô tình hay cố ý mà nhiều nữ streamer để lộ những hình ảnh phản cảm ra hết trước máy quay?