7 đôi giày kỳ quái trong lịch sử
Những đôi giày có cấu tạo độc đáo minh chứng cho sự sáng tạo bất tận của con người.
1. Giày sen
Một trong những kiểu giày kỳ dị nhất phải kể tới đôi giày sen rất được ưa chuộng tại Trung Quốc thời xa xưa. Kiểu giày này từng phổ biến nhiều ở miền Bắc, đặc biệt tại Bắc Kinh, có cấu tạo rất lạ. Giày sen được mô phỏng theo dáng hình của búp sen, được làm từ vải bông mịn hoặc lụa. Nó quá nhỏ và ngắn so với phom chân thông thường ngày nay, chiều dài đôi giày chỉ khoảng 8cm có thể để vừa gọn trong lòng bàn tay, phần mũi giày thon nhọn.
Để đi vừa kiểu giày này, các thiếu nữ Trung Quốc ngày xưa phải “hành xác” rất khổ sở. Ngay từ khi họ mới là bé gái 4-7 tuổi đã được những người phụ nữ khác trong gia đình cắt hết móng chân, bẻ gẫy bàn chân, dùng băng lụa hoặc vải thô quấn chặt, bó thít lại để tạo hình và ngăn không cho chiều dài của bàn chân phát triển.
Tục bó chân và giày sen tồn tại kéo dài tới tận những năm 20, thế kỷ trước ở Trung Quốc. Tới nay thì gần như bị biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn còn một nhà máy duy nhất còn sản xuất giày sen, trước năm 1991, mỗi năm họ vẫn bán được hơn 2000 đôi. Tới bây giờ thì chỉ còn bán cho các đơn hàng của khách hàng đặc biệt.
Ngày nay, những đôi bàn chân kì dị, nhỏ xíu và nhọn hoắt chỉ còn thấy ở những cụ già còn chiếc giày gót sen thì bạn có thể chiêm ngưỡng trên phim ảnh, viện bảo tàng, ảnh tư liệu.
Giày sen và di chứng do nó để lại
Di chứng do giầy sen để lại
2. Bốt bale
Những đôi bốt bale được thiết kế với ý tưởng lai tạo giữa đôi bốt và bale. Đôi bốt bale đầu tiên được xuất hiện vào năm 1890. Phần mũi giày luôn cực nhỏ và có dáng chống thẳng xuống đất, phần gót giày thì cực cao để cố định dáng giày.
Kiểu giày này được một số tín đồ thời trang cá tính rất ưa chuộng, đặc biệt bán khá chạy tại Nhật Bản. Với thiết kế kỳ lạ như thế, khỏi phải nói chủ nhân của những đôi bốt bale này đã phải chịu đau đớn và di chuyển khó khăn tới mức nào.
Giày bale
3. Giày gỗ dành riêng cho cô dâu
Tại thung lung Bethmale, Pháp, người ta có tục làm những chiếc giày đặc biệt cho cô dâu từ thế kỷ thứ 9. Những chiếc giày này có phần mũi cong vút, từ gỗ do chính người đàn ông trong làng tự làm để tặng người vợ tương lai của mình. Người phụ nữ nào được nhận đôi giày cũng đồng nghĩa với việc nhận được tình yêu lớn lao vô bờ bến của đối phương.
Giày mũi như lưỡi mác
4. Giày hụt gót
Trên sàn diễn của nhà thiết kế Antonio Berardi năm 2007, và sau đó được Victoria Beckham tiếp tục “lăng xê” vào năm 2008. Mặc dù trông hình dáng của chúng có vẻ thiếu tự nhiên và kém thoải mái thì theo nhà thiết kế người Anh, chúng không khiến bạn gặp phải sự khó chịu hay đau đớn nào:” Những đôi giày này có sự cân bằng hoàn hảo. Và nếu như các cô gái tìm thấy đúng kích cỡ giày của mình. Chúng có thể đáng sợ nhưng thực tế thì mang chúng chẳng khác gì mang những đôi giày bình thường khác.
Tuy nhiên các chuyên gia y tế thì đôi giày này có thể khiến chân bạn bị thương tổn âm thầm, đặc biệt là đầu gối, phần mũi và gót chân.
Giày hụt gót có thể gây hại cho sức khỏe
5. Giày đế giữa của Ý
Đôi giày này có cấu tạo gần giống những chiếc giày của các cung tần mỹ nữ trong cung thời nhà Thanh, Trung Hoa. Nó có tên là Chopine, thịnh hành ở Ý vào thế kỷ 15, 16 và 17.
Phần đế rất cao, khoảng 18-20 cm và nằm ở giữa giày, có giá rất đắt so với các mẫu giày thông thường. Đôi giày này được làm từ gỗ, lụa và nhung. Đồng thời phần thân giày được trang trí bẳng chỉ, ren thêu kim tuyến, đinh tán, tua rua.
Giày chopine
6. Giày đi mưa đặc biệt
Vào những năm đầu thế kỷ 20, phụ nữ ở một số nước Bắc Âu như Nga, Thụy Điển, Na Uy đã bảo vệ đôi chân và đôi giày của mình trong tiết trời giá rét và điều kiện đường xá lầy lộ. Ban đầu, đôi giày được đan từ các mảnh da thuộc, nhưng sau đó để tiết kiệm chi phí, nó được làm từ linen hoặc vỏ cây chanh, cây đoan hoặc cây bồ. Làm từ những chất liệu thiên nhiên như thế khiến loại giày này chỉ có “tuổi thọ” khoảng 1 tuần.
Giày đi mưa được đan từ vỏ cây
7. Giày lội bùn của Li Băng
Loại giày có cấu tạo như chiếc kẹp này xuất hiện và thịnh hành tại Li Băng từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 17. Sỡ dĩ có hình thù độc đáo như thế này vì đôi giày có tên “kabkabs” hay “nalins” chuyên được sử dụng trong những điệu kiện đường xá xấu như bùn lầy, vũng nước tù và cả để đi trong nhà tắm ẩm ướt. Đôi giày cao khoảng chục phân, làm từ gỗ bọc da, lụa và phần quai làm từ nhung.
Trong nhiều trường hợp đặc biệt như lễ cưới, cô dâu cũng thường đi đôi giày “kabkabs” nhưng có chút khác biệt, đó là nó được trang trí bằng bạc hoặc vàng.
Giầy lội bùn của Li Băng