Xe tay ga, xe máy điện sẽ được dùng để thi lấy bằng lái xe máy?

Sự kiện: Luật giao thông
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bộ GTVT đề xuất, xe cơ giới dùng để sát hạch bằng lái xe máy phải là các loại xe thông dụng đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bao gồm cả xe tay ga và xe máy điện. 

Bộ GTVT đang lấy ý kiến về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (thay thế QCVN 40:2015/BGTVT).

Ngoài việc điều chỉnh các hạng giấy phép lái xe (GPLX) để phù hợp với quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ GTVT đề xuất khi dùng xe sát hạch lấy bằng lái xe máy, được phép sử dụng xe tay ga và xe điện. Đồng thời, Bộ cũng đề xuất bỏ quy định về số lượng (Quy định tại Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe)

Cụ thể, tại Mục 2.2 quy định về xe cơ giới dùng để sát hạch nêu chi tiết các nội dung như sau:

Xe cơ giới dùng để sát hạch ngoài việc tuân theo các quy định của Quy chuẩn này còn phải đảm bảo điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Xe cơ giới dùng để sát hạch phải là các loại xe thông dụng đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Hiện nay, các loại xe tay ga và xe máy điện là dòng xe thông dụng tại Việt Nam. Ảnh: TN

Hiện nay, các loại xe tay ga và xe máy điện là dòng xe thông dụng tại Việt Nam. Ảnh: TN

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng A1: là xe mô tô hai bánh sử dụng ly hợp điều khiển tự động hoặc bằng tay, có dung tích xi-lanh từ 70 cm3 đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 6 đến 11 kW.

Hiện hành, QCVN 40:2015/BGTVT yêu cầu đối với xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng A1: là xe mô tô hai bánh có dung tích làm việc của xy lanh từ 70 cm3 đến dưới 175 cm3.

Số lượng xe sát hạch tối thiểu tại mỗi Trung tâm là 2 xe.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng A2: là xe mô tô hai bánh có dung tích làm việc của xy lanh trên 200 cm3, trang bị loại ly hợp không tự động, điều khiển ly hợp bằng tay (loại xe số).

Số lượng xe sát hạch tối thiểu tại mỗi Trung tâm là 1 xe.

Thực tế theo quy định hiện hành không cấm các Trung tâm sát hạch sử dụng xe tay ga để sát hạch. Tuy nhiên, hiện nay cũng mới khá ít Trung tâm đưa loại xe này vào sát hạch GPLX hạng mô tô, xe gắn máy.

Như vậy, Dự thảo quy định thêm các loại xe sát hạch đối với các hạng xe mô tô, xe gắn máy được sử dụng loại xe chạy bằng động cơ điện hay còn gọi là xe điện.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng A: là xe mô tô hai bánh sử dụng ly hợp điều khiển tự động hoặc bằng tay, có dung tích làm việc của xy lanh trên 200 cm3, trang bị loại ly hợp không tự động, điều khiển ly hợp bằng tay (loại xe số) hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng B1: là xe mô tô ba bánh, có dung tích làm việc của xy lanh không nhỏ hơn 105 cm3, có số lùi, có chiều dài toàn bộ không lớn hơn 3,0 m, chiều rộng toàn bộ không lớn hơn 1,5 m, chiều dài cơ sở không lớn hơn 2,3 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước không lớn hơn 3,5 m.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng B là xe ô tô con sử dụng hộp số tự động hoặc hộp số cơ khí có từ 3 đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), có chiều dài toàn bộ từ 4,2 m đến 4,8 m, chiều rộng toàn bộ từ 1,6 m đến 1,85 m, chiều dài cơ sở từ 2,40 m đến 2,8 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 4,9 m đến 6,0 m.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng C1 là xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 4.000 kg đến 7.500 kg, có chiều dài toàn bộ từ 5,5 m đến 6,5 m, chiều rộng toàn bộ từ 1,9 m đến 2,2 m, chiều dài cơ sở từ 2,5 m đến 3,5 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 5,7 m đến 6,5 m.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng C là xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 15.000 kG trở lên, có chiều dài toàn bộ từ 7,3 m đến 8,0 m, chiều rộng toàn bộ từ 1,9 m đến 2,5 m, chiều dài cơ sở từ 2,4 m đến 3,9 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,0 m đến 8,5 m.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng D1 là xe ô tô chở người có thể bố trí trên 8 chỗ đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), có chiều dài toàn bộ từ 5,2 m đến 6,8 m, chiều rộng toàn bộ từ 1,8 m đến 2,2 m, chiều dài cơ sở từ 3,1 m đến 4,5 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 6,1 m đến 6,8 m.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng D2 là xe ô tô chở người có thể bố trí trên 16 chỗ đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), có chiều dài toàn bộ từ 6,2 m đến 7,5 m, chiều rộng toàn bộ từ 2,0 m đến 2,5 m, chiều dài cơ sở từ 3,1 m đến 4,5 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,0 m đến 8,0 m.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng D là xe ô tô chở người có thể bố trí trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), có chiều dài toàn bộ từ 8,9 m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 2,4 m trở lên, chiều dài cơ sở từ 4,2 m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,9 m trở lên.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng CE: là xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc để chở công-ten-nơ có kích thước: dài 6,06 m, rộng 2,44 m, cao 2,59 m (tương đương loại 20 feet).

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe các hạng BE, C1E, D1E, D2E và DE: là xe ôtô có thông số kỹ thuật phù hợp với xe ôtô sát hạch hạng tương ứng kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không nhỏ hơn 5000 kg.

Nguồn: [Link nguồn]

Cục Đường bộ đề xuất hồ sơ đổi giấy phép lái xe nói chung đều phải có giấy khám sức khoẻ không loại trừ các hạng bằng lái xe mô tô, xe gắn máy như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Luật giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN