Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ sẽ bị Cảnh sát Giao thông xử phạt?

Sự kiện: Luật giao thông
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều người tham gia giao thông không hiểu rõ những nơi nào được rẽ phải khi đèn đỏ dù đã lái xe nhiều năm qua. 

Mới đây trên mạng xã hội cũng xôn xao về vấn đề này. Một thành viên của một nhóm chia sẻ nội dung: “Mọi người đi xe máy hay xe đạp điện ở TP.HCM chú ý, giờ mà quẹo phải khi đèn đỏ là “ăn” phạt nhé, trừ các đèn có tín hiệu cho phép được rẽ phải”.

Thực tế hiện nay nhiều người đi xe máy, xe đạp hay xe đạp điện thường có thói quen rẽ phải khi đèn đỏ và cho rằng đó là điều hiển nhiên trong luật giao thông đường bộ. Cho nên khi bị CSGT xử phạt thì nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt này là vô lý.

Thói quen gặp đèn đỏ được phép rẽ phải

Theo ghi nhận của PV, tại các giao lộ là ngã tư, ngã ba các phương tiện như xe gắn máy, xe mô tô, xe đạp hay xe điện đều có thói quen rẽ phải khi đèn đỏ. Nếu có phương tiện đứng trước “ngáng đường” khiến cho xe phía sau không thể rẽ phải được thì xe phía sau sẽ bấm còi đề xe trước nhường phần đường cho xe sau rẽ phải.

Anh Ngô Văn Bình (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: “Tôi thấy ở TP.HCM ai cũng rẽ phải khi đèn đỏ nên tôi cũng có thói quen đỏ và tôi thấy luật cũng không cấm việc rẽ phải khi đèn đỏ”.

Nhiều người thường có thói quen rẽ phải khi đèn đỏ. Ảnh: TN

Nhiều người thường có thói quen rẽ phải khi đèn đỏ. Ảnh: TN

Theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cho phép trong mọi trường hợp khi có tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao được rẽ phải. Theo đó, người tham gia giao thông chỉ được rẽ phải khi dừng đèn đỏ trong các trường hợp nhất định.

Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về nguyên tắc chấp hành báo hiệu đường bộ như sau: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Trường hợp có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Chỉ được rẽ tại nơi được phép

Trao đổi với PLO, Luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết đối chiếu một số quy định như sau: Thứ nhất, có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, theo quy định tại Điều 4.1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019 của Bộ GTVT, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Hiệu lệnh của đèn tín hiệu; Hiệu lệnh của biển báo hiệu; Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

“Như vậy, khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải thì dù có tín hiệu đèn đỏ, người tham gia giao thông vẫn được phép rẽ phải”- LS Mạch cho hay.

Cũng theo LS mạch, đối với nơi có biển báo phụ cho rẽ phải, biển báo phụ cho phép rẽ phải có hình chữ nhật, thường gắn ngay dưới cột đèn tín hiệu, có nền xanh chữ trắng. Trường hợp biển báo có thêm ký hiệu xe máy, thì chỉ có xe máy mới được phép rẽ phải, các phương tiện khác phải dừng lại trước vạch kẻ đường khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ.

“Thứ ba, có đèn báo hiệu hình mũi tên chuyển màu xanh, cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo đèn tín hiệu giao thông. Đây là đèn tín hiệu phụ, được lắp đặt kèm theo đèn tín hiệu giao thông thông thường. Có mũi tên màu xanh (được phép rẽ) hoặc màu đỏ (không được phép rẽ). Lúc này người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ”- LS dẫn chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Đối với đoạn đường có vạch kẻ kiểu mắt võng, theo LS Mạch theo quy định tại điểm e Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật 41:2019/BGTVT, vạch kẻ kiểu mắt võng có màu vàng, được đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của người đi đường. Vạch này sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí để tránh ùn tắc giao thông. Khi đi trên vạch mắt võng này thì buộc phải rẽ phải, không được dừng hay đỗ xe.

“Từ các nội dung đã phân tích, cho thấy, chỉ trong những trường hợp nhất định, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mới được rẽ phải khi gặp tín hiệu đèn đỏ. Nói cách khác, nếu người tham gia giao thông rẽ phải khi gặp tín hiệu đèn đỏ mà không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép thì tùy vào hành vi vi phạm, loại phương tiện tham gia giao thông, hậu quả gây ra do hành vi vi phạm, người tham gia giao thông có thể bị xử phạt bằng những hình thức tương ứng (như phạt tiền, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn nhất định)”- LS Mạch nói thêm.

Rẽ phải tại đèn đỏ không đúng luật sẽ bị xử phạt

Một cán bộ CSGT tại TP.HCM cho biết người tham gia giao thông thường có thói quen đèn đỏ sẽ rẽ phải và đó là suy nghĩ sai lầm. Nếu khi CSGT phát hiện có sai phạm thì sẽ bị xử phạt.

“Người tham gia giao thông cần chú ý đến các trường hợp được phép rẽ phải và không được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ để tránh bị xử phạt, đồng thời để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông”- vị cán bộ CSGT cho hay.

Cũng theo vị này, hành vi vi phạm và chế tài cụ thể được xác định theo Nghị định số 100/2019 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 123/2021) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể, người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông sẽ bị xử phạt từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Đồng thời bị tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Ngoài ra, nếu người tham gia giao thông rẽ phải khi đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì còn phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hình sự.

Bạn đọc Huỳnh Minh Khôi hỏi: Tôi có thể nhờ người khác nộp phạt và nhận lại xe vi phạm giao thông được hay không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Luật giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN