Từ 2025, Cảnh sát giao thông được làm gì khi có người gây rối trật tự công cộng?
Thông tư 69/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết việc Cảnh sát giao thông được xử lý khi gặp trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 69/2024 quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Theo đó, Thông tư này chính thức có hiệu lực từ 1-1-2025.
Thông tư 69/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết việc Cảnh sát giao thông được xử lý khi gặp trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng.
Cảnh sát giao thông được làm gì khi có người gây rối trật tự công cộng. Ảnh: TN
Cụ thể, Điều 21 quy định việc giải quyết trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
Sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận lại sự việc; đình chỉ ngay hành vi, thu hồi hung khí (nếu có), kiểm tra giấy tờ tùy thân của những người có liên quan, phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có); phối hợp với các lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định, không để xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.
Giải tán đám đông (nếu có).
Lập biên bản ghi nhận vụ việc và yêu cầu những người có liên quan về trụ sở Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết.
Trường hợp người vi phạm cố tình không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ thì thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định. Đồng thời, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc thiết bị có chức năng ghi âm, ghi hình để ghi nhận lại sự việc.
Nếu gây ùn tắc giao thông thì xử lý theo quy định tại Điều 17 Thông tư này. Trường hợp nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết thì báo cáo ngay chỉ huy đơn vị để chỉ đạo; đồng thời, thông báo kịp thời cho Công an, chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc biết để phối hợp giải quyết.
Đồng thời, Thông tư của Bộ Công an cũng quy định giải quyết một số trường hợp khác tại Điều 22 như sau:
Người lái xe vi phạm không chấp hành việc kiểm soát, yêu cầu được xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xem thiết bị sử dụng để phát hiện vi phạm;
Ghi hình, ghi âm lại hoạt động của Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ;
Người vi phạm lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của lực lượng Cảnh sát giao thông, danh dự, nhân phẩm của cá nhân cán bộ, chiến sĩ trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
Người lái xe điều khiển xe đâm vào người thi hành công vụ;
Người lái xe dùng vũ lực, vũ khí, vật nguy hiểm chống người thi hành công vụ;
Trường hợp phạm tội quả tang, người có mặt trên xe vận chuyển vật, hàng hóa vi phạm, có dấu hiệu tội phạm;
Giải quyết vụ việc liên quan đến người nước ngoài, xe của người nước ngoài vi phạm trật tự, an toàn giao thông hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác thì Cảnh sát chỉ huy điều khiển giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 73 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các quy định của Bộ Công an về công tác nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thông tư 69/2024 của Bộ Công an, ngoài trang phục, trang thiết bị, phương tiện quy định cho Cảnh sát giao thông, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao...
Nguồn: [Link nguồn]