Từ 15-9, CSGT sẽ giao tiếp với người vi phạm giao thông thế nào?

Sự kiện: Luật giao thông

Thông tư 32/2023 của Bộ Công an đã bãi bỏ một số câu chào, lời nói của chiến sĩ CSGT khi gặp người điều khiển xe mà Thông tư 65/2020 đang thực hiện. 

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 32/2023 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15-9 và thay thế cho Thông tư 65/2020.

Tại Điều 18 về tiến hành kiểm soát quy định, khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng vào vị trí theo hướng dẫn, cán bộ CSGT được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và thực hiện như sau:

Cán bộ, chiến sĩ CSGT đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện.

Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã).

Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ CSGT phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.

Thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát; đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử theo quy định để kiểm soát

Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông chở người có kích thước tương đương với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, phải trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

Kết thúc kiểm soát, cán bộ CSGT báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.

So với Thông tư 65/2020 của Bộ Công an, CSGT chỉ cần chào người điều khiển xe theo Điều lệnh Công an nhân dân. Ảnh: NGUYỄN YÊN

So với Thông tư 65/2020 của Bộ Công an, CSGT chỉ cần chào người điều khiển xe theo Điều lệnh Công an nhân dân. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Như vậy, so với Thông tư 65/2020 đang có hiệu lực, cán bộ, chiến sĩ không bắt buộc phải chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…”. Và sau khi chào không phải nói “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông” (khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020). Thay vào đó, CSGT chỉ cần chào theo Điều lệnh Công an nhân dân.

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 65/2020 yêu cầu cán bộ CSGT nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng CSGT để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Tuy nhiên, Thông tư 32/2023 cũng đã bỏ quy định này.

Từ 15-9, CSGT có được phép dừng xe người dân không vi phạm?

Từ 15-9, CSGT được phép dừng xe trong 4 trường hợp theo quy định mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Luật giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN