Từ 1/5/2020, xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ trong trường hợp nào?

Kể từ ngày 1/5/2020, xe vi phạm hành chính khi tham gia giao thông sẽ không bị tạm giữ nếu cá nhân, tổ chức vi phạm có đủ một số điều kiện theo quy định mới.

Cụ thể, mới đây ngày 5/3/2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Trong Nghị định này có những điểm chỉnh sửa, bổ sung đáng chú ý đối với việc giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính.

Nhiều xe vi phạm nhưng không có chủ đến nhận lại.

Nhiều xe vi phạm nhưng không có chủ đến nhận lại.

Theo đó, Nghị định quy định: Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:

“a) Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện”.

Nhiều xe đã trở nên cũ nát.

Nhiều xe đã trở nên cũ nát.

Như vậy, những người lái xe máy, xe đạp và cả xe ôtô nếu thuộc diện quy định của Nghị định này sẽ có thể tự giữ, bảo quản phương tiện của mình khi vi phạm hành chính. Đồng thời, quy định mới có thể giúp các cơ quan thực thi pháp luật giảm tải đi việc phải giữ, bảo quản các phương tiện giao thông vi phạm và thay vào đó bằng chế tài mới.

Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ không được tự giữ, bảo quản phương tiện tham gia giao thông của mình.

Không chỉ có xe máy mà nhiều ô tô cũng không được chủ xe vi phạm đến nhận lại.

Không chỉ có xe máy mà nhiều ô tô cũng không được chủ xe vi phạm đến nhận lại.

Cụ thể, Điều 7 của Nghị định quy định: Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:

“a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

b) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

 c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

d) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy”.

*Bạn đọc có thêm tham khảo chi tiết trong: Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Top 6 xế phượt khai phóng cho dân tập chơi không thích cuộc sống tù túng

Những mẫu xế dễ điều khiển này sẽ đưa các “lính mới” trong làng phượt đi khai phá thiên nhiên, đất trời, đón nắng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Biên ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm lái xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN