Thư hùng 2020 Honda CBR1000RR-R SP và Yamaha YZF-R1M: Long trời lở đất
Siêu mô tô mới 2020 Honda CBR1000RR-R SP và 2020 Yamaha YZF-R1M thực sự là hai kì phùng địch thủ, tài sức ngang ngửa, nếu có lâm trận sẽ khiến đấu trường trở nên rung chuyển.
Hai siêu xe môtô đáng chú ý này của năm nay đều đến từ xứ sở của những võ sĩ đạo huyền thoại Samurai, những con người đề cao tinh thần thượng võ. Honda CBR1000RR-R SP và Yamaha YZF-R1M hoàn toàn mới đều được chế tạo ra và gây những ấn tượng cực mạnh cho những người hâm mộ xe môtô đua hiện nay.
Thư hùng kịch tính.
Ở phân khúc kén khách này tưởng ít dễ chọn, ấy thế mà vẫn có nhiều người đang phân vân chưa biết chọn xe của Honda hay của Yamaha. Để có cái nhìn khách quan, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và so sánh một số khía cạnh nhất định để thấy được một khi hai mẫu xe này mà đối đầu với nhau thì trận thư hùng long trời lở đất khốc liệt ra sao.
Về diện mạo
Có thể nói cả 2020 Honda CBR1000RR-R SP và 2020 Yamaha YZF-R1M đều là các mẫu xe thể thao và được cải tiến. Sự khác biệt ở chỗ Honda CBR1000RR-R SP chỉ vừa mới ra mắt sau Yamaha YZF-R1M có vài tuần. Nhưng điểm mới của Honda thể hiện rõ hơn được phủ khắp từ đầu tới chân.
2020 Honda CBR1000RR-R SP và 2020 Yamaha YZF-R1M.
Trong khi đó Yamaha đi theo phương pháp tái thiết kế phiên bản cũ và vẫn giữ lại các nét của gia đình R-Series. Cả hai mẫu mô tô này đều dựa trên thiết kế xe đua MotoGP như Honda RC213V và Yamaha YZR-M1, do đó vẻ đẹp thì ngang nhau. Tùy vào sơ thích mỗi người, nếu mong muốn tìm kiếm một mẫu xe thiết kế vuông vức, ấn tượng thì CBR1000RR-R SP là lựa chọn, còn thích sự sắc cạnh thì YZF-R1M thể hiện rõ hơn.
Sức mạnh động cơ
Như đề cập ở trên, Yamaha đã chỉnh sửa lại động cơ của R1M để đạt tiêu chuẩn khí thải Euro5. Đó là khối động cơ DOHC, 4 thì, dung tích 998cc, làm mát bằng nước, nhưng vị trí phun nhiên liệu, vòi phun mới và đầu pít-tông mới đã được thêm vào. Bộ valve nén bây giờ gồm có cấu hình trục cam mới và lựa chọn các vật liệu khác với bản thông thường giúp cho R1M nhẹ hơn. Đồng thời động cơ xe mới giờ có hiệu suất cao hơn với hiệu suất tối đa 200 mã lực tại 13.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 113,3 Nm tại 11.500 vòng/phút.
Ống xả CBR1000RR-R SP và R1M.
Với Honda CBR1000RR-R SP, ngoài diện mạo mới, còn có khối động cơ mói, loại DOHC 4 xy-lanh, dung tích 999,9cc, làm mát bằng nước, sử dụng theo các nguyên lý của động cơ phiên bản đường phố RC213V-S, nhưng có cùng kích thước xylanh với bản đua MotoGP, cho công suất tối đa được chỉnh xuống còn 217 mã lực tại 14.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 113 Nm tại 12.500 vòng/phút.
Hệ thống điện tử
Trước tiên hãy xem CBR1000RR-R SP, một mẫu xe được trang bị hệ thống bướm ga thông minh giống RC213V-S có khả năng phản ứng với mô-men xoắn. Xe có hệ thống kiểm soát quán tính IMU 6 trục kết hợp với sự vận hành của nhiều hệ thống khác nhau. Bằng việc tăng cường chế độ vận hành, mỗi chế độ lại có những tùy chỉnh nhỏ giúp xe trở nên rất linh hoạt.
Trong đó chế độ động cơ có 1-5 nấc tùy chỉnh, phanh động cơ có 3 nấc tùy chỉnh, kiểm soát ga có 3 nấc tùy chỉnh, chống bốc đầu có 3 nấc tùy chỉnh. Cùng với đó là hệ thống kiểm soát mô-men xoắn tùy chọn HSTC của Honda mà chúng ta vẫn quen với cách gọi là kiểm soát bám đường có tới 9 nấc tùy chỉnh. Ngoài ra xe còn có chế độ khởi động, một trang bị mới cho đường đua, có thể đạt ngay vòng tua máy từ 6.000 đến 9.000 vòng ngay lập tức.
Động cơ của CBR1000RR-R SP và R1M.
2020 Yamaha YZF-R1M cũng có hệ thống điện tử rất hấp dẫn. Mẫu xe mới được Yamaha trang bị các tính năng mới như kiểm soát phanh 2 nấc tùy chỉnh, kiểm soát phanh động cơ 3 nấc tùy chỉnh, kiểm soát bướm ga APSG và nhiều ứng dụng đặc biệt kết nối điện thoại thông minh với xe, có khả năng truyền dữ liệu rất tiện ích khi chạy trên đường đua.
Trên siêu xe của Yamaha cũng có hệ thống kiểm soát quán tính IMU 6 trục với cảm biến G giúp hoạt động của các thiết bị điện tử hiệu quả hơn. Ngoài ra xe cũng có các chế độ sản sinh công suất, hệ thống kiểm soát bám đường nhạy cảm TCS, kiểm soát nghiêng xe SCS, kiểm soát bốc đầu LIF và kiểm soát khởi động LCS.
Hệ thống treo, phanh xe
2020 Yamaha YZF-R1M và 2020 Honda CBR1000RR-R SP đều có cấu trúc khung gầm kim cương. Với xe của Honda, cánh tay trục xe được tùy chỉnh tăng độ dài lên 30,5 inches nhằm tăng cường sức mạnh và phương thẳng đứng của xe cũng được chỉnh hơn 15% so với thế hệ trước.
Hệ thống treo R1M và CBR1000RR-R SP.
Trong khi R1M sử dụng công nghệ đổi mới của hệ thống giảm xóc trước Ohlins loại đua điện tử ERS có khả năng đảo chiều. CBR1000RR-R SP chẳng kém cạnh khi có hệ thống treo trước loại tùy chỉnh điện tử mới Ohlins NPX S-EC với khả năng hấp thụ xóc bán chủ động, và có giảm xóc điện tử có thể tùy chỉnh khi vận hành. Hệ thống treo của R1M cũng thuộc loại giảm xóc đơn điện tử Ohlins có thể tùy chỉnh từ trên màn hình điều khiển hoặc qua ứng dụng điện thoại thông minh, Còn CBR1000RR-R Sp là loại giảm xóc TTX36 S-EC từ Ohlins.
Về hệ thống phanh, Yamaha có các tính năng mới gồm hệ thống kiểm soát phanh có thể tùy chỉnh theo 2 nấc, kết hợp với ABS và IMU, để tính toán lực phanh và hãm tốc hiệu quả. CBR1000RR-R SP lại có hệ thống ABS cua góc, sử dụng bộ nén Brembo giống như RC213V-S.
Phanh trước CBR1000RR-R SP và R1M.
Ngoài ra cả hai mẫu xe này đều trang bị hệ thống sang số nhanh. Bình xăng của R1M có dung tích 17 lít, lớn hơn so với dung tích 16,1 lít của CBR1000RR-R SP. Trọng lượng của R1M chỉ 202 kg, nhưng vẫn nặng hơn mức 201,3 của CBR1000RR-R SP.
Đánh giá tổng thể
Khác quan thì khó mà đưa ra được quyết định cuối cùng xem xe của Yamaha hay Honda ưu việt hơn. Lí do vì ở mỗi phần, cả R1M và CBR1000RR-R SP đều có những tính năng ăn điểm và quan trọng hơn là có các chỉ số ngang sức ngang tài.
Cả hai được tin sẽ có sự cạnh tranh nảy lửa với nhau, tạo ra những khốc liệt khi cùng hiện diện trên đường đua. Dự kiến trong các đường đua sắp tới sẽ là cơ hội để đánh giá xem khi R1M và CBR1000RR-R SP thư hùng, trận chiến sẽ trở nên “trời long đất lở” sẽ ra sao.
Nguồn: [Link nguồn]
Siêu môtô Superleggera V4 đã chính thức được Ducati đưa lên dây chuyển sản xuất. Xe có trọng lượng khô chỉ 159 kg, số...