Tắc đường, tài xế phát mệt vì lái xe máy tay côn
Xe máy sử dụng côn tay có cách điều khiển khác biệt và phức tạp so với các dòng xe khác. Khi tình trạng giao thông trở nên tắc nghẽn, việc lái chúng cũng trở nên khó khăn hơn.
Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp thủ công, cụ thể là phần cần côn sẽ ở bên trái tay lái, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Để có thể thuần thục điều khiển dòng xe này, người lái cần phải nắm vững hai nguyên tắc chính. Thứ nhất, luôn lưu ý ngắt côn dứt khoát và nhả côn chậm rãi. Việc này giúp xe không bị giật, bốc đầu hoặc chết máy. Ngoài ra, khi tay trái nhả côn từ từ thì tay phải đồng thời mở tay ga.
Thứ hai, ở mỗi một khoảng vận tốc, người điều khiển cần phải để số ly hợp sao cho phù hợp. Khi di chuyển từ 0 – 10 km/h, chúng ta nên đi số 1; từ 10 – 30 km/h đi số 2; từ 30 – 50 km/h đi số 3, từ 50 – 80 km/h đi số 4, trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6. Nếu không nắm rõ các quy tắc và cách vận hành, người điều khiển có thể dễ bị mất lái, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Người điều khiển cần linh hoạt nhiều động tác để lái xe tay côn thuần thục,
Điều khiển xe tay côn không phải là điều đơn giản, đặc biệt là khi đường đông, tắc nghẽn, lái xe phải liên tục bóp, nhả ly hợp, khiến phần tay trái hết sức mỏi nhức.
Và trong những ngày nghỉ lễ, tình trạng giao thông tại nhiều tỉnh thành liên tục ùn ứ, nhiều người điều khiển dòng xe này đã rất mệt mỏi, thậm chí là phải bỏ cuộc, đưa xe về nhà và hoãn chuyến đi.
Anh Nguyễn Văn Hoàn, trú tại Hà Đông, hiện sử dụng Honda Winner X 2019 chia sẻ: "Khi đi xe côn tay, việc liên tục phải bóp côn để lên số, về số, giữ cho máy không bị ngắt khiến cho lòng bàn tay rất đau nhức. Ngoài ra, việc vào số liên tục cũng dẫn đến mỏi cổ chân. Nếu bị tắc đường thì mình sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển, vì phải bóp nhả côn liên tục kéo theo sự mất tập trung, khả năng lái xe sẽ giảm sút. Đặc biệt, phần ống xả của mình vẫn chưa được độ lại, khi đi xe ở nơi đông người, nó sẽ phả mạnh khí thải vào xe đằng sau, làm mình rất áy náy".
Đồng ý với quan điểm trên, anh Nguyễn Huy Anh, trú tại phố Lò Đúc, Hà Nội, chủ sở hữu của một chiếc SYM Husky 125 nói: "Khi đi xe côn lúc tắc đường, bóp nhả ly hợp liên tục khiến tôi có lúc bị chuột rút ngón tay, gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Nếu sử dụng những xe có trọng lượng nặng thì việc điều khiển cũng khó khăn hơn nhiều lần. Ngoài ra, khi sử dụng xe phân khối lớn có dung tích từ 300cc đổ lên thì đi xe quá chậm có thể khiến động cơ bị quá nhiệt".
Dù xe tay côn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm xăng, thiết kế thể thao, động cơ khỏe, chúng đã gây ra nhiều khó khăn cho người điều khiển khi tình trạng tắc nghẽn thường xuyên xảy ra tại đường phố Việt Nam. Vì vậy, khi sử dụng dòng xe này, chúng ta nên xem xét về thể trạng của bản thân, tình hình giao thông trên những tuyến đường dự kiến sẽ di chuyển. Nếu chẳng may gặp tình huống đông xe như những ngày lễ vừa qua, người lái nên lưu ý những kỹ thuật sau đây.
Khi sử dụng xe tay côn, nên tìm hiểu tình hình giao thống trước khi di chuyển.
Khi tắc đường, tài xế nên đi xe với tốc độ chậm, chỉ nên di chuyển ở các mức số 1, 2 và 3 để bảo vệ máy. Nếu chạy ở các số cao hơn, máy sẽ bị ì, mất đà, dễ tắt. Việc này cũng ảnh hưởng tới hộp số và hệ thống điện, làm giảm tuổi thọ của phương tiện. Ngoài ra, chúng ta cần sử dụng tay trái bóp côn liên tục, nhả côn từ từ trong những đoạn đường đông đúc để giúp động cơ vận hành trơn tru.
Nguồn: [Link nguồn]
Người nghèo thêm gánh nặng tài chính cho việc đi lại, người có điều kiện mua nhiều ô tô hơn khiến tiêu thụ nhiên liệu tăng và nguy cơ ùn tắc cao…là những tác động không...