Những kỳ vọng đối với bảo hiểm bắt buộc xe máy

Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đã và đang áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với xe cơ giới, loại hình bảo hiểm này từ năm 1988 dựa trên nhận thức rằng phương tiện cơ giới được xem là nguồn nguy hiểm cao, kể cả đối với xe máy khi đi với tốc độ cao.

Hướng đến đảm bảo lợi ích cho nạn nhân tai nạn giao thông

Để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân do xe cơ giới gây ra, các chính phủ đã ban hành chính sách bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe, trong đó có cả ô tô và xe máy, đảm bảo các chủ xe khi mua bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm chi trả cho các hậu quả mà họ có thể gây ra cho bên thứ ba khi tham gia giao thông trên đường. Chính sách bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, bao gồm Mỹ, Nhật, Úc, Thái Lan…

Thực tế cho thấy, các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau. Người gây tai nạn cũng có thể bị thiệt mạng, hoặc là không có khả năng chi trả để khắc phục những thiệt hại do họ gây ra.

Ý nghĩa nhân đạo của chính sách bảo hiểm xe máy bắt buộc là giúp cho nạn nhân có nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời.

Ý nghĩa nhân đạo của chính sách bảo hiểm xe máy bắt buộc là giúp cho nạn nhân có nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời.

Nếu những vấn đề này mà không được giải quyết, người bị nạn không có nguồn tài chính để hỗ trợ kịp thời, thì các vấn đề về công bằng, về an sinh xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Do đó, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới được đặt ra là để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra. Điều này thể hiện rất rõ ý nghĩa nhân đạo của chính sách, đảm bảo nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời cho các nạn nhân tai nạn giao thông do xe máy, giúp nhanh chóng khắc phục những tổn thất về người mà không phụ thuộc vào việc người chủ xe máy đó có khả năng chi trả hay không.

Hiện nay mô tô, xe gắn máy vẫn là nguồn phương tiện vận tải cơ giới chủ yếu và là nguồn gây tai nạn lớn nhất tại Việt Nam.

Hiện nay mô tô, xe gắn máy vẫn là nguồn phương tiện vận tải cơ giới chủ yếu và là nguồn gây tai nạn lớn nhất tại Việt Nam.

Chính sách cần thay đổi, hoàn thiện theo thực tiễn

Các chuyên gia bảo hiểm nhận định rằng, giá trị thực tiễn, tính nhân văn và lợi ích xã hội của sản phẩm bảo hiểm bắt buộc này đã được thế giới thừa nhận, tuy nhiên trong quá trình thiết kế, thực thi chính sách cần tiếp tục cải tiến và hoàn thiện.

Theo dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc đang được Bộ Tài chính soạn thảo và trình Chính phủ, lần đầu tiên sẽ có quy định về giảm phí bảo hiểm để khuyến khích lái xe an toàn. Mức phí bảo hiểm (chưa bao gồm VAT) với xe máy dưới 50cc, xe máy điện là 55.000 đồng, xe máy trên 50cc là 60.000 đồng, và không có quy định về giảm phí với bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định đề xuất căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên mức phí bảo hiểm.

Nghị định cũng đề ra mục tiêu tăng cường chi hỗ trợ nhân đạo với đề xuất tăng tỷ lệ chi hỗ trợ nhân đạo từ 25% lên 30% tổng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Điều này có nghĩa tổng số tiền được phép chi hỗ trợ nhân đạo cho các nạn nhân tai nạn giao thông sẽ cao hơn trước. Đây là việc làm ý nghĩa đối với gia đình nạn nhân tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra giúp họ giảm bớt gánh nặng về kinh tế sau mất mát đau thương đồng thời thể hiện chính sách đúng đắn của luật pháp đối với việc chi hỗ trợ nhân đạo cho người gặp điều không may trong các vụ tai nạn.

Dự thảo Nghị định cũng đề xuất thu hẹp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo hướng chỉ loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Theo quy định tại Nghị định số 03/2021, lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn gây tai nạn sẽ không được bồi thường bảo hiểm).

Dự thảo Nghị định cũng tiếp tục đơn giản hoá hồ sơ bồi thường bảo hiểm với việc kế thừa quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP. Theo đó cắt giảm 2/5 chứng từ, tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng; chỉ thu thập tài liệu của cơ quan công an có thẩm quyền trong trường hợp tử vong; doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan công an (thay vì chủ xe); bổ sung biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe/người lái xe nhằm đẩy nhanh tốc độ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Trang ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN