Loạt vi phạm người đi xe máy dễ bị "tuýt còi" dịp cuối năm

Cuối năm cùng với những bữa tiệc cuối năm thì người đi xe máy rất dễ bị phạt với những lỗi giao thông thường gặp sau đây.

1. Phạt vi phạm nồng độ cồn

Cuối năm luôn là "mùa" của các bữa tiệc tất niên, và việc uống bia, rượu trong các bữa tiệc này là dường như không tránh khỏi, tuy nhiên khi tham gia các bữa tiệc thì mỗi người nên chủ động gọi xe ôm hoặc taxi để đảm bảo an toàn, cũng như tránh bị phạt.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt chi tiết người đi xe máy vi phạm nồng độ cồn như sau:

Mức vi phạm nồng độ cồn Mức tiền phạt Hình phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Từ 2- 3 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Từ 4 - 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Từ 6-8 triệu đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

Loạt vi phạm người đi xe máy dễ bị "tuýt còi" dịp cuối năm - 1

2. Phạt chở 3 người trên xe máy

Cũng để tham gia các bữa tiệc tất niên tại công ty, để thuận tiện đi lại, hoặc là do khoảng cách gần nên nhiều người chở kẹp 2, kẹp 3 để cùng nhau tới các nhà hàng, quán nhậu... tuy nhiên theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nêu rõ:

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); Chở theo từ 3 người trở lên trên xe." 

Lưu ý một số trường hợp được chở thêm tối đa 2 người (cả người lái nữa là 3) là: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Trẻ em dưới 14 tuổi;

Ngoài hình phạt chính trên đây thì nếu gây tai nạn giao thông thì còn kèm thêm các mức phạt bổ sung. 

3. Phạt lỗi xe máy vượt đèn đỏ, đèn vàng

Không chỉ cuối năm mà ngay trong những ngày thông thường thì vượt đèn đỏ cũng là lỗi mà nhiều người xe máy vi phạm, đặc biệt là trong các giờ cao điểm. Việc vượt đèn đỏ, đèn vàng không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh mà còn bị phạt khá nặng. 

Căn cứ theo Điểm e khoản 4, điểm b, c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm g khoản 24 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt với lỗi vượt đèn đỏ xe máy như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng

- Trong trường hợp người lái rẽ phải khi đèn đỏ và xảy ra va chạm với các xe khác sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng

4. Phạt đi ngược chiều

Để tiết kiệm thời gian, hoặc là tránh các đoạn ùn tắc nên nhiều người lựa chọn đi ngược chiều. Tuy nhiên hành vi này khá nguy hiểm, đồng thời kèm theo đó là mức phát khá cao. 

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, thì người điều khiển xe máy đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. 

Ngoài ra, hình phạt bổ sung cho hành vi vi phạm này còn là trước bằng lái xe từ 1 -  3 tháng (theo quy định tại Điểm b, Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP). 

Honda kế hoạch giảm giá xe máy điện 50% cho tới năm 2030

Hãng xe Nhật cũng đưa ra kế hoạch bán 4 triệu xe máy điện và giới thiệu 30 mẫu xe máy điện hoàn toàn mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẢO NAM ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm lái xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN