Loạt thói quen xấu mà 99% người đi xe máy mắc phải
Không dùng gương chiếu hậu, lạm dụng bấm còi liên tục...là những thói quen khá xấu mà nhiều người đi xe máy mắc phải.
1. Không dùng gương chiếu hậu
Thậm chí là nhiều người còn tháo gương chiếu hậu trên xe máy để...cho đẹp. Trong khi đây là bộ phận rất quan trọng giúp người điều khiển có thể quan sát người đi phía sau trong các trường hợp chuyển hướng di chuyển. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường không có thói quen sử dụng gương chiếu hậu, mà thường chuyển hướng luôn mà không quan sát, hoặc là ngoái đầu lại phía sau.
Đây là thói quen khá nguy hiểm, đặc biệt là khi di chuyển trên đường với mật độ khá đông và tốc độ chạy xe cao, nhất là trong mùa hè các chị em thường che chắn kỹ nên "ngại" quay đầu quan sát. Do đó, không chỉ cần gắn gương chiếu hậu mà trước mỗi chuyến đi bạn phải kiểm tra góc gương có đủ để quan sát bao quát phía sau hay không.
2. Lạm dụng còi xe, hoặc không sử dụng
Trên những đoạn đường tắc, thường khá là ồn ào không chỉ bởi tiếng động cơ mà còn vì nhiều người có thói quen bấm còi xe liên tục vì nghĩa rằng khi bấm còi nhiều thì người khác sẽ nhường đường. Thậm chí, nhiều người còn "độ" còi với cường độ âm thanh lớn hoặc là "sao chép" âm thanh còi của các xe ưu tiên. Đây đều là các thói quen không tốt bởi vì đường tắc, ai cũng khá là mệt mỏi và căng thẳng nên việc bóp còi xe liên tục càng khiến không khí trở nên căng thẳng hơn.
Ngược lại, với nhiều người còi xe thậm chí là nút vô dụng vì gần như không bao giờ sử dụng. Dẫu vậy, đối với những cung đường như ngõ nhỏ, yên tĩnh và ít người thì bạn nên bấm còi mỗi khi rẽ vào ngõ vì đôi khi người đi đường không nghe thấy tiếng động cơ xe nên va chạm khá dễ xảy ra.
Nhìn chung, lạm dụng hoặc không bao giờ dùng còi xe đều không tốt, mà nên sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo an toàn khi vận hành.
3. Chuyển hướng không bật đèn xi nhan
Thông thường, khi chuyển làn đường, hoặc rẽ, quay đầu người lái xe đều cần phải phải bật tín hiệu đèn xi nhan để báo hiệu cho người đi phía sau. Tuy nhiên khá nhiều người lại không có thói quen bật đèn xi nhan, mà lại chuyển hướng luôn hoặc thậm chí là bật xi nhan một hướng, lại rẽ hướng khác khiến người khác bất ngờ thậm chí xảy ra va chạm.
Trong thực tế thì đây cũng là lỗi dễ khiến người điều khiển xe máy bị phạt, mức xử phạt mới nhất cho hành vi không bật đèn xi nhan trong trường hợp cần thiết theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là từ 100.000 - 200.000 đồng.
4. Đi không đúng làn đường
Đây là lỗi rất phổ biến nhất là trong giờ cao điểm, khi mà người điều khiển xe máy đi hết sang làn "dành riêng cho rẽ phải" hoặc "dành riêng cho rẽ trái", khiến những người muốn rẽ không di chuyển được. Hoặc tại Hà Nội, trên những tuyến có xe buýt BRT thì thường có làn dành riêng cho xe buýt BRT, nhưng lại khá nhiều người xe máy điều khiển xe vào làn đường này, ngay cả khi tắc đường hoặc không tắc đường.
Nguồn: [Link nguồn]
Honda Dash 125 2022 ra mắt tại Malaysia có giá bán 6.449 RM (khoảng 34,7 triệu đồng) đi kèm một số cập nhật về ngoại hình và trang bị.