Lái xe uống rượu bia xong dắt xe “né” CSGT có bị kiểm tra xử phạt?

Nhiều lái xe máy sau khi sử dụng rượu bia lưu thông trên đường, khi tới chốt cảnh sát giao thông đã xuống dắt xe nhằm qua mặt lực lượng chức năng…

Từ ngày 1/1/2020, lực lượng cảnh sát giao thông trên cả nước ra quân xử lý lái xe vi phạm về nồng độ cồn theo quy định. Đã có nhiều trường hợp, lái xe máy, ô tô vi phạm nồng độ cồn bị lực lượng chức năng phạt với mức cao nhất là 8 triệu đối với xe máy; 40 triệu đối với ô tô; tước GPLX 24 tháng.

Lái xe uống rượu bia xong gặp chốt cảnh sát giao thông mà xuống dắt xe vẫn bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Vũ Điệp

Lái xe uống rượu bia xong gặp chốt cảnh sát giao thông mà xuống dắt xe vẫn bị kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Vũ Điệp

Sau đó, nhiều người đã chuyển địa điểm ăn uống về gần nhà, trong ngõ hoặc sử dụng phương tiện Grab mỗi khi đi nhậu. Tuy nhiên, một số người khi lưu thông tới gần chốt cảnh sát giao thông đã chọn phương án dắt bộ xe máy nhằm đối phó với lực lượng chức năng…

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Đội CSGT số 6 (Công an TP. Hà Nội) cho hay, đối với trường hợp lái xe máy dắt xe do xe bị hỏng hóc thật sự thì lực lượng chức năng không xử lý. Tuy nhiên, đối với trường hợp lái xe sử dụng rượu bia lưu thông trên đường, khi đi gần tới chốt cảnh sát giao thông mà nhảy xuống dắt xe bị lực lượng chức năng phát hiện thì vẫn sẽ bị cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn theo quy định và nếu vi phạm vẫn xử phạt bình thường. Thêm nữa, trước lúc lái xe bị kiểm tra, tổ công tác đã quan sát từ xa và ghi hình lại.

Theo Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, người đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt hành chính, mức cao nhất 600.000 đồng. Với lỗi này, tài xế ô tô có thể bị phạt tới 40 triệu đồng; người lái xe máy bị phạt tới 8 triệu đồng. Mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe ô tô, xe máy tới 24 tháng.

Theo vị này, đối với trường hợp lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, bỏ lại xe ô tô, xe máy rời đi thì lực lượng vẫn xử lý lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn và lái xe sẽ bị xử phạt với mức cao nhất của Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

“Trường hợp lái xe mặc áo grab vi phạm cũng sẽ bị lực lượng chức năng xử lý theo quy định. Mọi người tham gia giao thông đều bình đẳng như nhau và không có chuyện phân loại việc xử phạt người dân hay lái xe ôm công nghệ. Người dân sau khi sử dụng rượu bia thì nên để xe lại quán và gọi xe grab để đi về nhà cho an toàn”, vị lãnh đạo Đội CSGT số 6 thông tin.

Theo Cục cảnh sát giao thông, ngày 8/1, lực lượng CSGT đường bộ của Cục và các địa phương đã kiểm tra, xử lý 3.233  trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; nộp Kho bạc Nhà nước hơn 3 tỷ đồng; tạm giữ 439 các loại phương tiện; tước 514 GPLX các loại; xử lý 319 trường hợp về vi phạm nồng độ cồn trên 30 địa phương.

Toàn quốc xảy ra 22 vụ tai nạn giao thông, làm chết 15 người, bị thương 13 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 20 vụ, làm chết 15 người, bị thương 11 người. Đường sắt xảy ra 2 vụ, bị thương 2 người. Đường thủy không xảy ra tai nạn.

Mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn
Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Mua lại biển số xe máy có vi phạm pháp luật?

Mua, bán biển số xe cơ giới là một trong những điều cấm được quy định rõ trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN