Học cách lên dốc, xuống dốc với xe côn tay sao cho đúng chất ‘phượt thủ’
Phượt đường xa và khám phá những vùng đất mới từ lâu đã là những trải nghiệm tuyệt vời của các bạn trẻ khi đồng hành với một chiếc xe tay côn. Với người mới tập tành xe côn tay, trước khi bước vào thực tế cũng cần phải trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải những tình huống ngoài ý muốn.
Các dòng xe côn tay không dễ sử dụng như xe số hay xe tay ga thông thường, mà nó cần thời gian để làm quen và cần có kinh nghiệm thực tế mới thực sự trở thành chuyên gia côn tay trên mọi cung đường.
Với một người ‘mới chơi’ chắc chắn không thể tránh khỏi cảm giác lo ngại khi điều khiển chiếc xe của mình vượt qua một con dốc. Chẳng biết xử lý thế nào lúc đang leo dốc, thả dốc, rất thường hay bối rối và tạo ra những pha xử lý đậm chất danh hài đường phố.
Cách chạy xe tay côn lên dốc
Việc bạn cần quan tâm nhiều nhất đó là điều chỉnh tốc độ. Lúc bạn chuyển hết số thì lúc đó mới buông thả hết tay côn, cách làm như xe sẽ chạy luôn bền bỉ hơn. Còn ngược lại, khi muốn đề ga thì phải thả côn hết cỡ đến khi nào hết tốc độ thì nhả côn ra. Không nên lạm dụng về số 0 quá nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng tay côn.
Một số trường hợp khi chạy xe tay côn lên dốc:
- Trong trường hợp khi xe chở 2 người: Giảm tốc độ, ở tốc độ nào thì về số đó. Lên dốc càng cao thì về số càng thấp nhưng không được điều chỉnh quá nhẹ hoặc quá mạnh để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Trường hợp xe không lấy đà được và bị dừng ở chân dốc: Ở một số trường hợp vào số 1 sau khi khởi động và ga mạnh để vượt dốc, khi đã vượt qua dốc rồi thì cần nhả ga ngay.
- Trường hợp xe côn chết máy giữa dốc: Nhanh chóng bóp phanh tay để chống 2 chân rồi mới khởi động lại máy. Tiếp theo, về ga số 1 và cố gắng giữ thăng bằng, nhả côn và ga khi xe đã khởi động được. Chú ý không được nhả hết côn vì có thể khiến xe chết máy, tuyệt đối không nhả phanh chân khi chưa đủ tốc độ để vượt dốc, tránh trường hợp bị trôi ngược xe.
Chạy xe côn tay xuống dốc: Đừng bao giờ rà côn
Rà côn khi xuống dốc chỉ là cách xử lý thể hiện sự non nớt, vì thực tế thao tác này chẳng giúp cho vận tốc giảm lại bao nhiêu, ngược lại còn trực tiếp giảm độ bền của lá sắt và lá bố nồi. Bên cạnh đó, khi đổ dốc thì cũng tuyệt đối không nên âm côn, như vậy sẽ khiến chiếc xe trôi theo quán tính vì không có lực máy ghì lại. Sẽ làm bạn cảm thấy khó khăn hơn khi kiểm soát chiếc xe.
Kinh nghiệm của các chuyên gia chỉ dẫn rất đơn giản, lúc lên dốc đi số nào thì nên giữ nguyên số đó khi xuống dốc. Trường hợp đang xuống dốc mà bất ngờ gặp chướng ngại vật thì đừng nên vội bóp thắng quá gắt hoặc đạp thắng quá mạnh. Lúc này bình tĩnh bóp côn và tăng ga, hạ về một số để lực máy ghì lại tốc độ của chiếc xe để dễ dàng xử lý hơn. Nếu như thắng quá gấp thì sẽ rất dễ gặp tình trạng khóa bánh, tác nhân chính gây ra những cú ‘xòe xe’ đi vào lòng đất.
Để tăng cường an toàn cho những chuyến đi, các tay lái có thể lựa chọn sẵn các loại xe tay côn chất lượng tốt, được trang bị nhiều tính năng đảm bảo cho người lái. Yamaha Exciter 155 VV- ABS là gợi ý không thể bỏ qua cho các “dân chơi” đam mê phượt đường dài.
Yamaha Exciter 155 VVA-ABS được trang bị khối động cơ 155cc VVA - hiện đang dẫn đầu trong phân khúc xe underbone phổ thông với dung tích 155cc, phun xăng điện tử, làm mát bằng dung dịch giúp cho hiệu năng ổn định ở cả tốc độ trong đô thị và tốc độ cao trên đường trường. Công suất tối đa động cơ có thể đạt được lên tới 17,9 mã lực tại 9,500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại là 14.4 Nm tại 8,000 vòng/phút.
Xe được trang bị hệ thống van biến thiên vô cấp VVA - một trang bị tiên tiến không phải dòng xe trong cùng phân khúc nào cũng được trang bị. Với cơ cấu hai cam điều khiển các van nạp: một cho vòng tua máy thấp - trung bình và một cho vòng tua máy cao. Nhờ đó, hệ thống được tự động chuyển đổi tuỳ thuộc vào điều kiện đi xe, giúp xe có thể bứt tốc mượt mà. Chắc hẳn với khối động cơ 155cc VVA trên chiếc Exciter của nhà Yamaha, trải nghiệm lái của bạn sẽ vô cùng thoả mãn cả khi vi vu trong phố và khi cần bứt tốc trong những cung đường dài.
Khối động cơ 155cc VVA hiện đang dẫn đầu trong phân khúc xe underbone phổ thông
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, Yamaha Exciter 155 VVA-ABS đã trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS ở bánh trước cùng phanh 2 piston và đĩa phanh được tăng lên 267 mm so với 245mm ở những thế hệ trước. Bên cạnh đó xe còn được trang bị bộ ly hợp A&S (Assist & Slipper) giúp chống bó cứng bánh khi dồn số và chống trượt côn. Với bộ ly hợp A&S này giúp tạo cho bạn có một thói quen phanh bằng số khi điều khiển xe. Nhờ sự trang bị này, dù đi đường phố hay đường trường, quá trình di chuyển của bạn cũng sẽ được an toàn hơn nhưng vẫn mang lại cảm giác lái vô cùng thể thao.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được trang bị trên Yamaha Exciter phiên bản 2023
Mang đúng chất của một chiếc xe dành cho “dân chuyên” đi phượt, Yamaha Exciter 155 VVA-ABS trang bị dung tích bình xăng lớn 5,4L rất phù hợp cho những chuyến đi xa. Yamaha Exciter được thiết kế với ngôn ngữ R-Series đúng chuẩn thể thao và đặc biệt ở phiên bản mới Yamaha Exciter 155 VVA-ABS 2023, các đường nét trên xe được thiết kế sắc cạnh hơn, nhấn mạnh hơn vào tính thể thao, sự mạnh mẽ nhưng cũng đầy trẻ trung, năng động của một chiếc xe thể thao cỡ nhỏ. Với thiết kế này, chắc hẳn Yamaha Exciter 155 VVA-ABS phù hợp cả từ GenY đến GenZ.
Bên cạnh đó, Exciter 155 VVA-ABS còn được trang bị nhiều tiện ích khác đi kèm như: Cổng cắm sạc, Smartkey, và đặc biệt là ứng dụng My Yamaha Motor giúp nhắc lịch bảo trì, bảo dưỡng và tìm địa điểm sửa chữa xe một cách thuận tiện nhất.
Tham khảo thông tin về Yamaha Exciter 155 VVA-ABS tại: https://yamaha-motor.com.vn/xe/loai-xe/exciter/
Nguồn: [Link nguồn]