CSGT lập biên bản: Không ký có bị coi là chống người thi hành?

Dù không ký vào biên bản xử phạt giao thông, người vi phạm vẫn phải nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, hình thức xử phạt vi phạm giao thông đa dạng hơn so với thời gian trước đây. Theo đó, CSGT có thể xử phạt trực tiếp hoặc thông qua các hình ảnh nghiệp vụ, camera phạt nguội để lập biên bản.

Không ký biên bản có bị coi là chống người thi hành công vụ?

Trong đó, một số tình huống người dân dù bị CSGT lập biên bản vi phạm nhưng không đồng ý ký biên bản đó. Nhiều ý kiến cho rằng, việc không ký biên bản xử phạt là người dân đang chống lại người thi hành công vụ. 

Không ký vào biên bản xử phạt, người vi phạm vẫn phải nộp phạt. Ảnh: HOÀNG GIANG

Không ký vào biên bản xử phạt, người vi phạm vẫn phải nộp phạt. Ảnh: HOÀNG GIANG

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: “Chống là khi và chỉ khi cản trở, đánh, kéo, dằng co… có hành động nhằm ngăn cản việc làm của cán bộ”.

Luật sư phân tích, theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ, thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Cũng theo luật sư, hành vi là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công. Có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

“Xác định lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật mới bị coi là chống người thi hành công vụ”- luật sư nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, luật sư Tuấn còn cho biết thêm, việc lập biên bản vi phạm hành chính của Công an chưa chắc đúng, do đó việc ký hay không điều chỉnh bởi luật Hành chính và luật Xử lý vi phạm hành chính. 

Không ký vào biên bản có phải nộp phạt?

Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020), trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 1 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.. Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019 không có quy định nào về việc không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác.

Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì không lập biên bản vi phạm giao thông trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250 ngàn đồng đối với cá nhân, 500 ngàn đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Nguồn: [Link nguồn]

Khi CSGT đi một mình có được xử phạt người vi phạm?

CSGT đi một mình vẫn có quyền dừng xe để xử phạt vi phạm nếu đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thuộc một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm lái xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN