Cô gái 'tá hỏa' khi mua xe máy sau 8 năm mới thay lốp lần đầu

Cô gái "tá hỏa" khi biết mình mua xe máy 8 năm nhưng chưa thay lốp xe dù chỉ 1 lần.

Việc bảo dưỡng xe máy định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho chiếc xe còn giúp cho xe có độ bền, tuổi thọ kéo dài hơn. Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ, nhiều người lại không chú tâm nhiều đến vấn đề này.

Việc bảo dưỡng xe định kỳ giúp cho chiếc xe có tuổi thọ lâu hơn. Ảnh: TN

Việc bảo dưỡng xe định kỳ giúp cho chiếc xe có tuổi thọ lâu hơn. Ảnh: TN

Mới đây chia sẻ trên một diễn đàn, khi đi bảo dưỡng xe, chị NBN "tá hỏa" vì được báo lốp xe của chị chưa từng được thay thế kể từ ngày chị mua xe. Theo chị N, chị mua chiếc xe Honda Lead từ năm 2014 (đến nay đã 8 năm) và thường có thói quen bảo dưỡng xe tại Head vào các năm trước. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, thời điểm dịch COVID-19, nên chị ít di chuyển do đó cũng bỏ dần thói quen này.

“Cho đến hôm giá xăng cao đỉnh điểm tôi mới nhớ ra đi bảo dưỡng xe để có thể tiêu hao xăng ít hơn. Khi kiểm tra sơ bộ, nhân viên kỹ thuật báo giá với tôi tổng chi phí cần bảo dưỡng khoảng gần 4 triệu đồng, trong đó có thay thế lốp trước và lốp sau”- chị N cho hay.

Chị N cũng cho biết thêm cũng được các nhân viên kỹ thuật tư vấn mỗi lần đi bảo dưỡng xe rằng khi xe được bảo dưỡng định kỳ và tiếp nhiên liệu đầy đủ thì xe sẽ tiết kiệm xăng hơn. Trong đó, lốp xe sau đã được chị thay thế một lần, nhưng lốp xe trước không được tư vấn nên chị cũng “ngó lơ”.

Theo các chuyên gia, các bộ phận xe máy cần được bảo dưỡng định kỳ gồm:

1. Dầu nhớt: Sau 2.000 – 3.000 km

Nhìn chung, do điều kiện môi trường tại Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, ô nhiễm không khí nên các hãng sản xuất khuyến cáo người dùng phải thay nhớt cho xe sau mỗi 2.000 – 3.000 km sử dụng. Ngoài ra, khi lái xe trên những đoạn đường ngập nước, người dùng cũng nên thay nhớt mới để tăng năng suất hoạt động của xe máy.

Để xe được thay nhớt với chất lượng tốt nhất, chủ xe nên thay dầu theo đúng tiêu chuẩn được hãng xe đề nghị. Hiện nay trên thị trường có 3 loại dầu nhớt chính là: dầu nhớt tổng hợp (100% Synthetic-oil), dầu bán tổng hợp ( Semi-synthetic oil) và dầu khoáng (Mineral oil). Tuỳ vào loại xe bạn đang sử dụng để lựa chọn dầu nhớt thích hợp.

Các chuyên gia khuyến khích người dùng xe máy nên bảo dưỡng 8 hạng mục định kỳ cho xe. Ảnh: TN 2. Thay dầu phanh và má phanh: Sau 15.000 – 20.000 km

Các chuyên gia khuyến khích người dùng xe máy nên bảo dưỡng 8 hạng mục định kỳ cho xe. Ảnh: TN 2. Thay dầu phanh và má phanh: Sau 15.000 – 20.000 km

Má phanh là bộ phận chuyển đổi động năng thành nhiệt năng, giúp xe giảm tốc độ trong những tình huống cấp bách khi lưu thông trên đường. Vì thế, má phanh thường có khuynh hướng mòn dần theo thời gian.

Má phanh mòn cũng là một trong những nguyên nhân gây cong vênh đĩa phanh. Nếu không thay thế má phanh kịp thời, bạn có thể thay mới luôn cả đĩa phanh, vừa ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe vừa tăng chi phí thay đổi bộ phận.

Bên cạnh đó, dầu phanh có thể bị nhiễm tạp chất hoặc cạn kiệt trong quá trình hoạt động, dẫn tới phanh xe giảm ma sát, cứng và giật hơn. Trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng khi lưu thông. Do đó, tốt nhất là bạn nên kiểm tra, sửa chữa, thay mới má phanh lẫn dầu phanh sau mỗi 15.000 – 20.000 km sử dụng.

3. Bugi: Sau 10.000 km

Thông thường, sau mỗi 10.000 km sử dụng, đầu bugi sẽ phát sinh tình trạng hao mòn, dẫn tới động cơ hụt hơi, khó khởi động và hao xăng hơn. Chính vì thế, bugi rất cần được bảo dưỡng thường xuyên.

Tuy nhiên, chỉ vệ sinh bugi thôi là chưa đủ, bạn cũng nên kiểm tra và thay bugi mỗi 10.000 km/lần để đảm bảo xe vận hành tốt, giảm thiểu những vấn đề như tiêu hao nhiều nhiên liệu, xe chết máy và tăng tốc kém.

4. Dầu láp: Sau 3 lần thay dầu máy

Người sử dụng cũng nên lưu ý thay dầu láp theo định kỳ, cứ 3 lần thay dầu máy thì nên thay dầu láp 1 lần. Bởi khi dầu láp khô, nhiễm bẩn sẽ gây tiếng ồn lớn, giảm hiệu quả của hệ thống truyền động. Nếu tình trạng nặng hơn có thể gây vỡ láp, mất truyền động.

5. Lọc gió: Sau 10.000 km

Nhiệm vụ của lọc gió là đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu và kết quả là hao tốn nhiều xăng dầu hơn. Vì vậy, chủ xe cần bảo dưỡng lọc gió thường xuyên hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy vào loại lọc gió của mỗi dòng xe mà kỹ thuật viên sẽ vệ sinh hoặc thay mới nhưng tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km.

6. Dây cu-roa: Sau 8.000 km

Dây cu – roa là bộ phận truyền động chính của xe, thường xuyên chịu lực căng lớn, do đó, dây cu – toa rất dễ bị mài mòn, dẫn tới xe hoạt động chậm chạp và hay nóng máy. Đặc biệt, nếu dây hư hỏng nặng có thể bị đứt gãy, ảnh hưởng đến hệ thống truyền động. Do đó, chủ xe cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay lập tức khi dây có dấu hiệu bị nứt.

Theo chuyên gia, người tiêu dùng cần chủ động bảo dưỡng xe máy phần dây cu-roa sau 8.000 km và thay mới sau 15.000 – 20.000 km/lần.

7. Nước làm mát: Sau 10.000 km

Hầu hết xe tay ga hiện nay đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nước làm mát là một hỗn hợp bao gồm nước và chất chống đông nằm ở bộ phận tản nhiệt của xe. Vai trò của chúng là hạn chế quá nhiệt động cơ trong thời tiết nóng bức. Bởi nếu mất nước quá nhiều, xe dễ bị nóng máy và có nguy cơ vỡ lốc, phát sinh nhiều vấn đề lớn. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.

8. Săm lốp: 6 tháng/lần

Săm lốp là bộ phận ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe. Nếu đang lái xe trên đường mà bị thủng lốp hoặc đi trong mưa mà lốp còn ít, chủ xe có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào.

Vì vậy, trong quá trình sử dụng xe, nên kiểm tra lốp xe thường xuyên, thay lốp xe chính hãng khi cần thiết. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi sử dụng xe máy, tốt nhất bạn nên bảo dưỡng lốp xe định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Những lưu ý khi đi xe tay ga đường đèo dốc

Các mẫu xe máy tay ga hiện đại trên thị trường trong nước luôn đảm bảo các yếu tố an toàn về vận hành dù ở cả đường dốc cao hay đường bằng. Tuy nhiên, đổ đèo vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm lái xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN