P
hần lớn chúng ta đều quen thuộc với các loại xe tăng và những phương tiện khác đã được sử dụng trong quân đội. Những cỗ máy tiêu biểu, di chuyển tương đối chậm, to và được bọc giáp hạng nặng sử dụng trong các hoạt động chiến đấu đem lại cảm giác đó là chiến tranh thực sự.
Đặt đối lập với những cỗ máy này, dường như xe môtô ít được lựa chọn. Lí do đơn giản vì môtô không có lớp bọc giáp nên dễ dàng bị phá hủy khi phải đối mặt với đối phương. Thế nhưng dòng xe hai bánh này vẫn được duy trì trong quân đội dù đã qua nhiều thập niên.
Phải công nhận rằng, môtô nhờ tính cơ động, chạy linh hoạt và ít gây tiếng ồn, các chiến xa hai bánh có những lợi thế riêng không thể nào thay thế trên chiến trường. Biết được ưu điểm này, quân đội Mỹ đã tận dụng tối đa khả năng chiến đấu của môtô trong các cuộc thế chiến.
Xe môtô lần đầu tiên được nhìn thấy triển khai trên quy mô lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Có một điều ít người để ý rằng, chính các môtô thực sự là một trong những công cụ nhiều nhất trong các phương tiện quân sự của phe đồng minh của Mỹ. Chỉ riêng Mỹ đã đặt hàng hơn 80.000 chiếc chiến xa hai bánh, trong đó gồm có 50.000 chiếc Indian, 20.000 chiếc Harley-Davidson và nhiều loại môtô khác.
Tất cả các đơn vị bộ binh của Mỹ đều được trang bị môtô và đội ngũ phương tiện này cũng cung cấp một nền tảng lý tưởng để triển khai cực nhanh các đội súng máy vào vị trí chiến đấu. Các đơn vị quân y cũng sử dụng môtô để di chuyển các binh sĩ bị thương với thùng ở bên cạnh, và chuyển các vật tư y tế cũng như đạn dược đến tiền tuyến. Các mẫu xe hai bánh còn được sử dụng cho các đơn vị tuần tra.
Nổi bật nhất và có giá trị nhất của môtô chính là vai trò thông tin liên lạc. Do lúc bấy giờ việc thông tin liên lạc điện tử không an toàn và dễ dàng bị phá hoại, nên việc sử dụng các lái xe môtô là cách hiệu quả nhất để truyền quân lệnh, đưa báo cáo và bản đồ giữa các đơn vị. Không hiếm lần lính thông tin đã lái qua họng súng máy và đạn pháo, chạy phía sau lưng địch qua cả thi thể người chết để kết nối liên lạc giữa các đơn vị chiến đấu.
Bước sang cuộc đại chiến này, quân đội đồng minh đã sớm nhận ra các mẫu xe từ Harley của Mỹ thua về công nghệ so với các mẫu xe môtô BMW của quân đội Phát xít Đức.Nhưng điều thú vị là, người Mỹ đã nhanh chóng bắt kịp các mẫu xe BMW để rồi tích hợp hệ thống phần cứng và cho ra đời đội quân hai bánh Harley-Davidson WLA, một dòng xe được xem là biểu tượng của xe môtô quân sự Mỹ.
Bước sang cuộc đại chiến này, quân đội đồng minh đã sớm nhận ra các mẫu xe từ Harley của Mỹ thua về công nghệ so với các mẫu xe của Đức. Nhưng điều thú vị là, người Mỹ đã nhanh chóng bắt kịp các mẫu xe BMW để rồi tích hợp hệ thống phần cứng và cho ra đời đội quân hai bánh Harley-Davidson WLA, một dòng xe được xem là biểu tượng của xe môtô quân sự Mỹ.
Một số người cho rằng, WLA còn có khả năng chống đạn và đây cũng là dòng xe có ưu điểm rất lớn về tốc độ. Mẫu xe này cũng dễ dàng bảo trì và hoạt động trên chiến trường khi cần. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới 2, có hơn 90.000 chiếc WLA đã được sản xuất.
Xe được thay đổi từ diện mạo đến trang bị cho gần hơn với xe quân sự. Harley Davidson WLA nổi bật với màu sơn xanh ô liu hoặc màu đen hay màu chrome. Tấm chắn mùn được giảm ngắn đi, các phụ kiện được tăng cường, tiêu biểu là giá đựng đồ hạng nặng và túi da súng máy Thompson.
WLA chủ yếu được quân đội Mỹ sử dụng cho các hoạt động tuần tra và một số cho hoạt động giao thông, thông tin liên lạc. Hầu như các mẫu xe này chưa được sử dụng cho xe chiến đấu và cũng hiếm khi trang bị thùng bên giống như các mẫu xe của quân đội Đức. WLA được đặt tên là “Liberator” (Người giải phóng) khi mà quân lính thường cưỡi mẫu xe này ở các vùng của châu Âu lúc bấy giờ được giải phóng khỏi quân đội phát xít.