Bài học từ việc cấm xe máy ở thành phố lớn nhất Myanmar
Không còn xe máy trên đường nhưng thay vào đó là vấn nạn tắc đường do ôtô gây ra và một số vấn đề xã hội khác phát sinh từ chính sách này.
Xe máy là phương tiện hiện diện ở khắp mọi nơi. Lái xe máy với nhiều người chẳng khác nào như là biểu tượng của sự tự do, độc lập và tự cung tự cấp. Rất nhiều người thích xe máy hơn xe ôtô bởi vì dễ điều khiển hơn.
Tại các nước ở châu Á, nhất là khu vực Nam Á thì xe máy thu hút lượng lớn người đam mê. Đây cũng là phương tiện di chuyển phổ biến nhất hiện nay ở đây. Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew vào năm 2015 tại các nước Nam Á thì Thái Lan là nước có số người sử dụng xe máy nhiều nhất, sau đó tới Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ.
Đường phố Yangon, Myanmar không có bóng xe máy.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc nhiều thành phố hiện tại đã thực hiện chính sách cấm xe máy. Còn tại Myanmar từ năm 2003 ở Yangon, một thành phố lớn nhất của nước này, đã thực hiện lệnh cấm xe máy với nhiều lí do được đưa ra. Có người cho rằng là do xe máy không an toàn, cấm xe máy để đảm bảo an ninh tại thành phố.
Một thực tế là sau nhiều năm cấm xe máy, các cư dân ở Yangon bắt đầu mua ôtô để đi lại khi thu nhập của họ tăng cao. Điều đó đã dẫn tới tắc đường nhiều hơn. Mặc dù vậy, việc thay đổi lệnh cấm xe máy lại càng trở nên khó khăn hơn.
Theo phân tích của Indiatimes, việc cấm xe máy trong khu vực nội đô Yangon tác động tới nhiều mặt cuộc sống của thành phố. Hầu hết các công ty thương mại điện tử từ dịch vụ chuyển đồ ăn tới làm salon đều được giao hàng bằng xe máy. Nhưng giờ đây các chủ cửa hàng bắt đầu phải phụ thuộc vào xe ôtô con và xe tải để đưa đồ ăn. Dĩ nhiên việc đi vào các con phố trật hẹp sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Người dân đi bộ và đi xe ô tô.
Các gia đình không thể phụ thuộc vào phương tiện công cộng để di chuyển xung quanh thành phố cho nên họ phải mua ôtô. Bởi vì các phương tiện công cộng thường di chuyển chậm. Điều đó lại dẫn tới hệ quả là tỉ lệ người dân ở đây chuyển sang dùng phương tiện công cộng giảm sút nhanh chóng.
Mới có một nửa các tuyến đường được phục vụ bằng xe buýt. Hệ thống giao thông công cộng vẫn còn chưa đáp ứng được cư dân ở thành phố. Thậm chí việc di chuyển tới trường học cũng chưa thể làm hài lòng các bậc phụ huynh và học sinh.
Ngoài ra nhiều người đam mê xe hai bánh vẫn tổ chức lái chui vào ban đêm khi mà có ít lực lượng cảnh sát trên đường phố. Trong khi các lái xe ôm ở ngoại ô vẫn đợi khách ở Yangon là những người có nhu cầu đi tới các điểm chờ xe buýt hoặc tới chỗ làm việc. Dù bị cấm nhưng để mưu sinh thì nhiều lái xe ôm vẫn bất chấp để chạy qua cảnh sát.
“Nếu chính phủ cho phép xe máy chạy hợp pháp ở đây, các lái xe sẽ chạy cẩn thận hơn. Chúng tôi có thể làm việc một cách an toàn mà không cần lo lắng. Hầu hết chúng tôi là những người không có việc làm”, một lái xe ôm chia sẻ với CNA.
Cải thiện cơ sở hạ tầng là giải pháp chống tắc đường do ô tô sau khi đã cấm xe máy.
Mặc dù vậy, chính quyền ở Yangon vẫn chưa xem xét tới việc dỡ bỏ lệnh cấm xe máy. Bởi vì họ cho rằng nếu cho phép xe máy hoạt động trở lại thì tình trạng ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ nặng hơn.
Một chuyên gia từ tổ chức phi chính phủ NGO Green Lotus ở Yangon cho rằng, nếu cho phép xe máy hoạt động trở lại sẽ làm tăng chủ nghĩa cá nhân, ô nhiễm không khí và khiến cho các nhà hoạch định chính sách không thể đưa ra được các tùy chọn đúng đắng cho giao thông công cộng.
Không thể đảo ngược lại luật cấm xe máy trong tương lai. Nhưng đương nhiên là các nhà chức trách ở đây chỉ có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện tại bằng cách mở rộng đường đi lại và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
Xe máy bị loại bỏ chất đống khổng lồ ở Trung Quốc được hình thành sau khi chính sách cấm, hạn chế và thắt chặt việc...