Cúp vàng World Cup có gì đặc biệt?

Chủ Nhật, ngày 10/06/2018 00:02 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Chiếc cúp vàng dành cho nhà vô địch World Cup 2018 đã đi xuyên qua 24 thành phố nước Nga, trải dài trên quãng đường hơn 26.000 km, đánh dấu hành trình rước cúp tại nước chủ nhà dài nhất trong lịch sử.

Sự kiện: World Cup 2026

Diễu hành khắp nước Nga

Ngày 3/6 (giờ địa phương), nước chủ nhà Nga tổ chức lễ công bố chiếc cúp vàng danh giá của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh- World Cup 2018. Buổi lễ diễn ra tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, thu hút hàng nghìn người hâm mộ đến chiêm ngưỡng, cùng sự góp mặt của huyền thoại bóng đá Đức-Lothar Matthaus, Thị trưởng Moscow- ông Sergei Sobyanin và đại sứ World Cup 2018- bà Liasan Utiasheva.

Cúp vàng World Cup có gì đặc biệt? - 1

Tại buổi lễ, cúp vàng World Cup 2018 được đặt trang trọng trong tủ kính, trước khi được huyền thoại bóng đá Đức Lothar Matthaus mang ra giới thiệu. Ông chia sẻ: “Trong hơn 1 tháng tới, Nga sẽ là trung tâm của thế giới khi tất cả cường quốc bóng đá đều tề tụ tại đây để tranh cúp vàng thế giới. Tôi thực sự tự hào khi có mặt tại Moscow để giới thiệu tới công chúng chiếc cúp danh giá này”.

Trước đó, chiếc Cúp vàng đã thực hiện hành trình diễu hành dài nhất vòng quanh nước chủ nhà trong lịch sử, kéo dài từ tháng 9/2017 đến hết tháng 12/2017. Hành trình này bắt đầu từ thành phố miền Tây Kaliningrad đến Vladivostok ở vùng Viễn Đông, trong đó có 11 thành phố có địa điểm tổ chức sân chơi này. Điều này không quá ngạc nhiên bởi lãnh thổ của nước Nga rộng lớn nhất thế giới.

Phó thủ tướng Vitaly Mutko của Nga bày tỏ cảm xúc: “Cả đất nước đã được nhìn thấy chiếc cúp nổi tiếng, biểu tượng đem theo tất cả giá trị của bóng đá. Nga sẽ mở cửa cho các CĐV và du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham dự ngày hội này. Chúng tôi và FIFA sẽ tổ chức World Cup ở đẳng cấp cao nhất”.

Cúp vàng có gì đặc biệt?

Chiếc cúp vàng FIFA hiện nay là phiên bản thứ hai được chế tác bởi nghệ nhân người Ý Silvio Gazzaniga hồi năm 1974. Chiếc cúp cao 36,8 cm; nặng 6,1 kg; được làm từ vàng 18 carat với đế bằng malachite (đá lông công). Trên thân cúp có hình ảnh hai người đang giữ Trái đất, đế khắc năm sản xuất và tên của mỗi quốc gia vô địch kể từ năm 1974. Dự đoán đến năm 2038, sẽ không còn chỗ để khắc tên các đội vô địch.

Không giống như phiên bản đầu tiên, FIFA không cho phép đội vô địch được sở hữu cúp vĩnh viễn, thay vào đó chỉ được giữ bản sao mạ vàng của chiếc cúp này. Gần nhất, đội tuyển Đức chính là chủ nhân của chiếc cúp này khi đoạt ngôi vô địch tại World Cup 2014.

Chiếc cúp chỉ thường xuất hiện trong lễ bốc thăm chia bảng, trận chung kết World Cup hay các tour quảng bá World Cup do FIFA tổ chức. Khi đã hoàn thành bổn phận của mình, phiên bản thật của chiếc cúp được chuyển tới lưu giữ ở bảo tàng bóng đá FIFA ở Zurich – Thụy Sĩ.

Dĩ nhiên, không ai có thể chạm tay vào chiếc cúp. Quy định của FIFA chỉ cho phép nguyên thủ quốc gia và các thành viên đội vô địch World Cup mới có cơ hội đụng vào chiếc cúp thật. Điều này đồng nghĩa với việc hai siêu sao bóng đá hàng đầu thế thế Lionel Messi và Cristiano Ronaldo cũng chưa có vinh dự “mục sở thị” chiếc cúp và kỳ World Cup năm nay sẽ là cơ hội cuối cùng để họ thực hiện mơ ước này.

Phóng viên VTVcab đến “điểm nóng” World Cup chia sẻ chuyện hậu trường

Truyền hình cáp VTVcab còn đầu tư các chương trình đồng hành với chất lượng “khủng”.

Chia sẻ
Theo Huyền Mai ([Tên nguồn])
sự kiện World Cup 2026
Báo lỗi nội dung
Không có bài viết ngày 29/05/2020
GÓP Ý GIAO DIỆN