Tỷ giá USD/VND đạt đỉnh lịch sử, Việt Nam cần làm gì để tránh mất giá đồng tiền?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đồng USD đang chứng kiến một đợt tăng giá hiếm thấy, mỗi lần tăng lại có nguy cơ làm chậm thêm tốc độ tăng trưởng và khiến các ngân hàng trung ương toàn cầu phải đau đầu về lạm phát. Vậy Việt Nam cần làm gì để tránh rơi vào vòng xoáy này.

USD với vai trò là đồng tiền chính trong thương mại và tài chính toàn cầu khiến mỗi biến động của đồng bạc xanh đủ sức gây chấn động nhiều nền kinh tế. Sức mạnh của USD đang được phản ánh trong tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực ở Sri Lanka, lạm phát kỷ lục của châu Âu và thâm hụt thương mại tăng vọt của Nhật Bản.

Theo Financial Times, các nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu để bảo vệ đồng nội tệ phần lớn đều đang thất bại trước sự gia tăng không ngừng của đồng USD. Chỉ số US Dollar Index đã tăng hơn 14% vào năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 1985. Đồng euro, Yên Nhật và Bảng Anh đều giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm so với đồng bạc xanh. Các đồng tiền của nhiều thị trường mới nổi như Ai Cập, Hungary hay Nam Phi đã bị vùi dập.

Tại Việt Nam, đà tăng của đồng USD vẫn chưa dừng lại khi tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng liên tiếp trong 2 ngày đầu tuần, trong khi tuần trước, tỷ giá VNĐ đã tăng gần 0,6%, tiếp tục duy trì vùng cao nhất trong lịch sử quy đổi. Giá trên thị trường chợ đen thậm chí đã vượt 24.100 VNĐ.

Tỷ giá USD/VND đang ở mức kỷ lục. Nguồn: TradingView

Tỷ giá USD/VND đang ở mức kỷ lục. Nguồn: TradingView

Tại phiên tọa đàm cấp cao "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022, TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhận định Việt Nam phải giữ cho bằng được ổn định tỷ giá. "Đây là 'phòng tuyến sông Cầu', nếu vỡ phòng tuyến này thì lạm phát sẽ tràn vào"

Theo TS. Trương Văn Phước, tỷ giá là phòng tuyến quan trọng

Theo TS. Trương Văn Phước, tỷ giá là phòng tuyến quan trọng

Theo báo cáo mới cập nhật của nhiều định chế tài chính quốc tế như World Bank hay ADB, Việt Nam là một trong số ít quốc gia hiện nay có sự ổn định vĩ mô và VNĐ cũng là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực. Hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn đang điều hành theo tỷ giá trung tâm với biên độ dao động +/- 3% theo quy định, góp phần giữ phòng tuyến này duy trì ổn định.

Cũng trong cuộc họp tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội hôm qua, Phó Thống Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà khẳng định: "NHNN sẽ thực hiện các chính sách điều hành để VNĐ không rơi vào vòng xoáy mất giá giữa lúc lạm phát đang diễn ra trên toàn cầu".

Theo ước tính của ACBS, từ đầu năm đến nay, NHNN đã bán ra khoảng 20,7 tỷ USD, đưa dự trữ ngoại hối giảm xuống còn khoảng 90 tỷ USD. Đây vẫn là mức được đánh giá tương đối dồi dào, đủ nguồn lực để can thiệp nhằm ổn định thị trường. Ngoài ra, báo cáo của đơn vị này chỉ ra, NHNN dự định giữ chênh lệch dương lãi suất liên ngân hàng VNĐ và USD nhằm hỗ trợ tỷ giá, do đó lãi suất điều hành của NHNN có thể tăng dần trong khoảng 50 - 75 điểm phần trăm từ đây cho tới cuối năm 2022.

Tỷ giá USD/VND đạt đỉnh lịch sử, Việt Nam cần làm gì để tránh mất giá đồng tiền? - 3

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà khẳng định “NHNN sẽ thực hiện các chính sách điều hành để VNĐ không rơi vào vòng xoáy mất giá”

Ngoài ra, khi các yếu tố của cán cân thanh toán như cán cân thương mại, dòng vốn FDI hay dòng kiều hối ổn định cũng có thể hỗ trợ cân bằng tỷ giá. Theo công ty Chứng khoán SSI, hiện đã có một số thông tin tích cực liên quan đến nguồn cung ngoại tệ khi cán cân thương mại tháng 8 ước tính thặng dư tới 2,4 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm nay, 12,8 tỷ USD vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đã chảy vào Việt Nam, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.

ACBS nhận định VND có thể mất giá cao nhất dao động từ 2,5-3,0% trong cả năm 2022, tức là tỷ giá giao ngay chào bán giao dịch tại NHNN tối đa đạt 23.700 - 23.750 VND/USD. Tương tự, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, với sức mạnh nội tại cùng các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, đồng VND sẽ không mất giá quá 3% trong năm 2022.

Hiện các chuyên gia trong và ngoài nước đang theo dõi sát sao cuộc họp của FED sẽ diễn ra vào 20 và 21 tháng 9 tới đây. Và nếu FED phát một tín hiệu cứng rắn hơn, đồng nghĩa với khả năng đẩy mạnh tăng lãi suất thì áp lực điều hành tỷ giá tại nhiều nước trong đó có Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên.

Giá vàng hôm nay 20/9: Lên xuống như tàu lượn, dân buôn ”nín thở” chờ tin mới

Giá vàng hôm nay vẫn biến động khó lường và chưa có thêm động lực để tăng giá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN