Top 9 phim về nhà báo hay nhất
Đây cũng coi như món quà mà điện ảnh thế giới dành tặng cho những nhà báo, đồng thời là lời chúc của các phóng viên, nhà báo đến các đồng nghiệp nhân Ngày Nhà báo Việt Nam 21/6.
Good Night, and Good Luck (2005)
Bộ phim điện ảnh thứ hai của đạo diễn, nam tài tử giải Oscar George Clooney, kịch bản do Clooney và Grant Heslow chắp bút và cũng kiêm luôn hai vai diễn trong phim. Nội dung phim kể về thời gian đầu khởi nghiệp của ngành truyền hình Mỹ thập niên những năm 1950, đồng thời phản ánh sự đối đầu giữa hai nhân vật có thật trong lịch sử là Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy của bang Winsonsin và phóng viên phát thanh và truyền hình kỳ cựu Edward R.Murrow (nam tài tử gạo cội David Strathain đóng).
Hình ảnh trong phim Good Night, and Good Luck.
Đặc biệt nội dung phim còn đề cập đến hoạt động chống Cộng của Thượng nghị sĩ với Cục điều tra Tiểu bang của Thượng viện Mỹ. Trong phim còn có sự xuất hiện của nam tài tử của Iron Man là Robert Downey.Jr trong vai phóng viên Joseph Wershba, là người đứng về phía phóng viên truyền hình Murrow cùng lật đổ một trong những Thượng nghị sĩ gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Bộ phim thành công khi dựng lại một sự kiện lịch sử từng khiến xứ cờ Hoa xôn xao một thời gian và giành 6 đề cử giải Academy Awards (2006), trong đó có 3 hạng mục quan trọng nhất là Diễn viên xuất sắc cho nam tài tử David Strathain, Đạo diễn xuất sắc thuộc về Clooney và giải Hình ảnh xuất sắc. Ngoài rap him còn được trao giải Phim xuất sắc của Hội đồng Phê bình Điện ảnh Hoa Kỳ năm 2005. Viện Hàn lâm Điện ảnh Hoa Kỳ đã vinh danh Good Night, and Goog Luck trong danh sách Top 10 bộ phim năm 2005. Ngoài lãnh thổ Mỹ, phim nhận được giải Golden Osella cho Kịch bản xuất sắc tại LHP Venice.
A Mighty Heart (2007)
Một sản phẩm điện ảnh của đạo diễn người Anh Michael Winterbottom, dựa trên cuốn hồi ký A Mighty Heart – The Brave Life & Dead of My Husband của nã nhà báo tự do người Pháp Mariane Pearl.
Nội dung phim mô tả chi tiết cuộc hành trình tìm kiếm và điều tra về vụ bắt cóc xảy ra với người chồng thân yêu của cô, phóng viên người gốc Do Thái của tờ Wall Street Journal là Daniel Pearl (Dan Futterman thủ vai) vào năm 2002. Khi Mariane (Angelina Jolie đóng) đang mang thai đứa con đầu lòng thì Daniel bị các phần tử Al Quaeda do tên Omar Sheikh ở Karachi, Pakistan bắt cóc và giết hại một cách dã man khi bị chúng bội ước và chặt đầu.
A Mighty Heart cho thấy tình yêu và nghị lực cũng như ý chí sắt đá của người ở lại, Mariane khi trả lời phỏng vấn một cách hết sức lạnh lùng trước những kẻ đã giết hại chồng cô, đây cũng là câu trả lời cho tinh thần không nhún nhường và khoan nhượng của Mariane, bởi bản thân cô thừa hiểu nếu khoan nhượng và thỏa hiệp là trúng mưu kế của những thế lực gây bạo động, đồng thời gây hoang mang cho giới báo chí và chính phủ Mỹ lúc bấy giờ. Phim còn đề cập đến những nỗ lực giải cứu nhà báo Daniel Pearl của Bộ Tư Pháp của Cục An ninh Ngoại giao Liên bang Hoa Kỳ (DSS) và theo dõi, tóm gọi những kẻ bắt cóc để đưa chúng ra trước công lý.
Bộ phim đã xây dựng thành công về hình ảnh lòng dũng cảm của những phóng viên ở chiến trường khắc nghiệt, trong khi những người ở nhà cũng là những nhà báo ngoan cường và có ý chí kiên định. Phim được đề cử 3 hạng mục ở giải Phim độc lập năm 2007 cùng 2 đề cửu tại giải Golden Globe. Trong khi Bà Smith Anglenia Jolie được đề cử Nữ diễn viên xuất sắc tại giải Teen Choice, và giải Golden Satellite.
Frost/Nixon (2008)
Bộ phim thể loại lịch sử được đánh giá là hay nhất về đề tài người làm báo dựa trên vở kịch cùng tên của kịch bản gia người Anh Peter Morgan vào năm 2006, đề cập đến góc khuất phía sau cuốn sách The Nixon Interviews, là những loạt bài phỏng vấn có thật trong lịch sử giữa phóng viên người Anh David Frost và cựu tổng thống Mỹ Richard Nixon được thực hiện năm 1977.
Căn phòng nơi diễn ra cuộc phỏng vấn trong Frost/Nixon.
Cuốn sách là ý tưởng cho vở kịch Frost/Nixon của Morgan ra đời, và năm 2008 được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Ron Howard.
Phim nói về quá trình hình thành ý tưởng và thực hiện cuộc phỏng vấn của nhà báo David Frost với vị tổng thống đã về vườn Nixon, từng khét tiếng trên chính trường Mỹ và quen tai với người dân Việt Nam qua cuộc chiến do Nixon gieo rắc. Ý tưởng bắt đầu khi Frost thấy sự xuất hiện của Nixon xuất hiện trên truyền hìn cùng bản thông cáo. Cuộc phỏng vấn của Frost nhằm vạch bộ mặt giả dối của cựu tổng thống Mỹ trước người dân Hoa Kỳ, một kẻ thất bại khi dấn người Mỹ vào sâu vũng bùn chiến tranh Việt Nam.
Phim hấp dẫn bởi cách dẫn dắt đề tài với cuộc phỏng vấn giữa một phóng viên và một tổng thống về hưu giờ đã chẳng khác một cái bóng yếu ớt, đối lập với một Nixon quyền uy, thét ra lửa và gây sóng gió trên chính trường nước Mỹ một thời. Frost/Nixon đã quay cận cảnh và trực diện gương mặt, ánh mặt,cử chỉ, đến lời nói cũng như thái độ của kẻ được phỏng vấn (Nixon), chẳng khác một cuộc hỏi cung diễn ra trong nhà ngục truyền hình, và người hỏi cung là không chỉ Frost mà toàn bộ người dân Mỹ, công chúng thế giới. Bằng cách này, Frost/Nixon đã vạch trần được mọi âm mưu trước đó của Nixon. Đồng thời cho thấy chân tướng của kẻ đang ngồi đối diện trước công lý, một người Mỹ bại trận, lụ khụ và hết hơi sau những tháng năm gieo rắc bom đạn lên đất nước nhỏ bé ở châu Á Thái Bình Dương.
Hai nhân vật chính trong phim được quy tụ từ chính diễn viên của vở kịch tại nhà hát West End và Broadway là Michael Sheen trong vai phóng viên truyền hình David Frost và Frank Langella vai cựu tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon.
Phim giành 5 đề cử giải Academy gồm 3 hạng mục quan trọng cho Phim xuất sắc, Nam diễn viên xuất sắc và Đạo diễn xuất sắc. Tuy nhiên lại thắng lớn tại giải Vegas Film Society.
State of Play (2009)
Một bộ phim đề tài chính trị theo thể loại phim kinh dị của đạo diễn đạo diễn Kevin Macdonald, được chuyển thể từ loạt phim tài luyện truyền hình cùng tên của đài BBC One, Anh gồm 6 tập phát sóng năm 2003.
Với 2 tiếng đồng hồ sau khi chuyển thể từ 6 giờ đồng hồ từ loạt phim của đài BBC, State of Play đã cô đọng được cuộc đấu tranh bền bỉ và ngoan cường không biết mệt mỏi của những nhà báo nhằm vạch trần và phơi bày ra ánh sáng sự giả dối và xảo quyệt của giới chính khách Mỹ, cùng những âm mưu chính trị phía sau những sự kiện tưởng chừng như đơn giản. Phim miêu tả cuộc điều tra của nhà báo Carl McAffrey (Russel Crowe) về cái chết đầy hoài nghi của một đại biểu quốc hội Hoa Kỳ là Stephen Collins (Ben Affleck thủ vai). Mà theo đạo diễn Macdonald thì State of Play lấy cảm hứng từ những bộ phim thập niên những năm 70 và đi sâu khai thác chủ đề về quyền cá nhân của Cục an ninh Nội địa Hoa Kỳ, trong đó có một phần nhỏ muốn đề cập đến quyền tự do báo chí, mối quan hệ giữa báo chí và chính trị.
Vai diễn nhà báo Carl của nam tài tử Russell Crowe thực sự gây ấn tượng khi thể hiện được hình tượng một nhà báo trên màn ảnh tuy đầy bản lĩnh, cương nghị và quyết đoán trong công việc nhưng cũng là một người đàn ông “mít ướt” trong chuyện tình cảm.
The Help (2011)
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Kathryn Stockett, nói về câu chuyện của những người giúp việc gốc Phi làm việc trong các gia đình người da trắng ở Jackson, Mississippi vào thời điểm những năm đầu của thập niên 1960.
Cảnh trong phim The Help.
Skeeter Phelan (Emma Stone thủ vai) không giống như bạn bè cùng lứa đều lập gia đình và sinh con, cô lại quan tâm đến nghiệp cầm bút với nghề viết văn, để rồi vào làm việc cho một tờ báo địa phương. Với công việc này, Skeeter đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của những người giúp việc da đen (nói đúng ra là những người nô lệ) qua những buổi gặp gỡ, nói chuyện và phỏng vấn trực tiếp với họ, dù rằng không dễ gì sau khi phải vận động và thuyết phục thì những người giúp việc da đen mới chịu thổ lộ.
Thông qua cuốn sách của bà đã phơi bày về nạn phân biệt chủng tộc còn thâm căn cố đế trong cách nghĩ của những người da trắng đối với những người gốc Phi. Đồng thời việc làm của Skeeter góp phần giúp thay đổi nhận thức cũng như suy nghĩ của chúng ta về những người da đen, tẩy chay nạn phân biệt chủng tộc nặng nề và hà khắc ở Mỹ. Việc làm đầy ý nghĩa của một nhà báo đáng trân trọng như Skeeter quả là đáng để cho thế hệ những nhà báo sau này noi gương, bởi chính những bài báo, những cuộc phỏng vấn của bà đã giúp thay đổi và giải quyết cả một vấn nạn nhức nhối của nước Mỹ nói riêng và xã hội loài người nói chung.
Thành công của bộ phim đã mang lại hàng loạt giải thưởng điện ảnh danh giá tại LHP Hollywood như hạng mục Ensemble of the Year, Hollywood Breakthrough Award cho nữ diễn viên phụ Jessica Chastain; Giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho Jessica tại giải của Hội Phê bình Điện ảnh New York cùng nhiều đề cử khác tại People’s Choice, Satellite Awards…
The Girl with the Dragon Tattoo (2011)
Phim có tên tiếng Việt Cô gái có hình xăm rồng, một sản phẩm của điện ảnh Mỹ do đạo diễn David Fincher dàn dựng, chuyển thể từ tiểu thuyết Thiên niên kỷ cùng tên của nhà văn Thụy Điển Stieg Larsson, với sự tham gia của Daniel Craig trong vai nhà báo Mikael Blomkvist và Rooney Mara trong vai Lisbeth Salander.
Phim kể về cuộc truy tìm sự thật của nhà báo Mikael Blomkvist (Daniel Craig), đồng sáng lập và sở hữu tạp chí Millenium và cô gái có hình xăm rồng Lisbeth Salander (Rooney Mara), một điều tra viên đồng thời là hacker, về bí ẩn phía sau vụ mất tích của một cô gái 40 năm về trước .
Bộ phim khiến người xem hồi hộp xen lẫn sợ hãi lẫn thót tim về cuộc điều tra của Mikael Blomkvist vùà Lisbeth. Tuy nhiên vẫn không thể rời mắt bởi khó có thể cưỡng lại trước những diễn biến của các tình tiết từ vụ điều tra diễn ra trên phim. Cảm giác nghẹt thở, sợ hãi chính là điều khán giả chấp nhận bởi nội dung phim, diễn xuất và tình tiết cũng như mạch phim vô cùng lôi cuốn.
Hemingway & Gellhorn (2012)
Bộ phin của kênh HBO về cuộc đời nữ nhà báo Martha Gellhorn (Nicole Kidman đóng) và chồng của bà, đại văn hào lừng danh Ernes Hemingway (Clive Owen). Gellhorn, một nữ nhà văn, nhà báo và phóng viên chiến trường kỳ cựu.
Bản thân Gellhorn đã từng xông pha và luôn có mặt tại nhiều chiến trường, trận địa trên khắp thế giới để ghi lại những phóng sự , những bài bào khiến thế giới bàng hoàng về mức độ khốc liệt cũng như sự thật đằng sau các cuộc chiến tranh.
Hemingway & Gellhorn ngoài việc khắc họa về cuộc đời và sự nghiệp làm báo vẻ vang của Gellhorn, xây dựng nên hình ảnh một nữ nhà báo chiến trường quả cảm, sắt đá và dũng cảm. Phim còn cho người xem thấy được những góc khuất, sự gian nan, vật vả và những khó khăn trong cuộc đời của “nữ đại văn hào chiến trường", người vợ thứ ba của Ernes Hemingway. Bên cạnh đó, phim đã cho thấy tình yêu sâu đậm của Gellhorn và Hemingway, những bất đồng và mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống gia đình khiến hai người phải rời xa. Phim do đạo diễn Philip Kaufman dàn dựng và lần đầu công chiếu trên HBO ngày 28/5/2012
Spider man (2002 -2012)
Trong loạt phim bom tấn về Người Nhện/Spider man của hãng Marvel cũng phản ánh một cách xuất sắc về khả năng khác của anh chàng Người Nhện Peter Parker,một nhà báo thực thụ.
Người Nhện cũng là một nhà báo.
Nhà báo Peter Parker.
Peter Parker trong vai trò một nhà báo đã giúp vạch ra nhiều những vấn nạn của xã hội đương thời. Như vậy có thể nói, hình tượng nhà báo mà anh chàng Peter Parker mang đến cho người xem một cảm nhận khác về giới làm báo: Họ không chỉ là những con người chăm chỉ cày bút bình thường mà họ có thể làm được những việc phi thường như một siêu anh hùng. Điều này thì hoàn toàn đúng với anh chàng phóng viên Clark Kent – Siêu nhân trong loạt phim về siêu anh hùng Superman.
Man of Steel (2013)
Nói đến người hùng Spiderman thì không thể không nhắc đến Siêu anh hùng Superman, bởi Clark Kent cũng là một phóng viên nhà báo thực thụ, ngoài vai trò một anh hùng cứu thế dường như lấn át nghiệp cầm bút vẻ vang của anh.
Siêu nhân Superman cũng là nhà báo.
Trong Man of Steel của Zack Snyder, Superman được khắc họa ở chiều sâu nội tâm và tích cách nhân vật. Dù không xây dựng và đề cao yếu tố của một nhà báo trong bom tấn hè 2013, nhưng không khó để nhận thấy hình ảnh người làm báo trong Người đàn ông thép.