15 kỳ quan bị oanh tạc trên màn ảnh
Nhà Trắng, Điện Kremlin, Kim Tự Tháp, Tháp Eiffel, Nữ Thần Tự Do, Nhà hát Sydney…đã bị tàn phá trong các bộ phim thảm họa, diệt vong bằng những cảnh quay hết sức ngoạn mục, hoành tráng.
1. Nhà Trắng
White House Down/Nhà Trắng Thất Thủ. Có lẽ phải xếp Nhà Trắng ở đầu danh sách những công trình nguy nga tráng lệ và cũng... đáng thương nhất, bởi công trình kiến trúc này từng nhiều lần bị oanh tạc trên màn ảnh, đặc biệt trong các sản phẩm điện ảnh của Hollywood.
Với White House Down của mùa phim Hè 2013, Nhà Trắng đã bị các phần tử khủng bố cực đoan tấn công, phá hoại. Ông chủ Nhà Trắng có nguy cơ bị tấn công, và người hùng của phim bắt đầu xuất hiện.
Trong bộ phim này, Roland Emmerich đã trổ hết tài năng của một “đạo diễn phim thảm họa” khi dàn xếp khéo léo các cảnh máy bay trực thăng oanh tạc bắn phá từ trên cao, cảnh lửa đạn ngùn ngụt ngút trời càng tạo nên tấm thảm kịch, khiến người xem nhớ lại cảnh tượng kinh hoàng tương tự trong hai bộ phim trước đó cũng của Emmerich là 2012 và Independence Day.
Như vậy Nhà Trắng đã 3 lần bị chính vị “đạo diễn phim thảm họa” đưa vào tầm ngắm và bị oanh tạc không thương tiếc.
Cảnh trong Nhà Trắng bị oanh tạc từ trên cao bởi bọn khủng bố.
Trong Independence Day (2009)/Nhà Trắng, chỉ trong chớp mắt, cả tòa Bạch Ốc, cơ quan đầu não của người Mỹ đã hoàn toàn sụp đổ. Roland Emmerich đã làm công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ và tối mật này vỡ vụn trên màn ảnh. Điều này từng khiến nhiều người nói đùa, không hiểu Emmerich có thù oán gì với chính phủ Mỹ mà lại trút giận lên Nhà Trắng như vậy.
Nhà Trắng bị oanh tạc bởi người ngoài hành tinh trong Independence Day.
Đáp lại, đạo diễn dòng phim thảm họa chia sẻ: “Thực ra tôi không hứng thú gì với việc “oanh tạc” Nhà Trắng. Đây là công trình nổi tiếng và quan trọng số một trong nền chính trị Mỹ. Chỉ là bởi trong tình tiết kịch bản cần có sự kịch tính mà thôi”.
Mặc dù nói vậy nhưng Roland Emmerich đã liên tiếp 3 lần oanh tạc dinh thự của các đời tổng thống Mỹ vào các năm 1996 với Independence Day, 2009 với phim 2012 và 2013 với White House Down.
2. Tượng Nữ Thần Tự Do
Trong bộ phim đề tài thảm kịch diệt vong có tên tiếng Việt Thảm Họa Diệt Vong (2008) của đạo diễn Matt Reeves, biểu tượng của nước Mỹ - Nữ Thần Tự Do đã bị cắt mất đầu và ném văng trên phố trước sự chứng kiến và kinh ngạc của hàng ngàn người dân Mỹ.
Nữ Thần Tự Do, niềm tự hào của người Mỹ chỉ còn là khối sắt thép không đầu.
Bức tượng Nữ Thần Tự Do hiên ngang và kiêu kỳ đứng trên đảo Liberty bên cảng New York, trước con mắt ngưỡng mộ của bao du khách, đồng thời là niềm tự hào của người dân Mỹ nói riêng. Vậy mà bỗng chốc, niềm kiêu hãnh của người Mỹ chỉ còn là đống sắt vụn.
Đây không phải lần đầu tượng Nữ Thần Tự Do bị phá hoại, đã có rất nhiều bộ phim nhắm đến bức tượng này như Planet of the Apes (2001), The Day After Tomorrow (2004), Independence Day (2006), 2012…
3. Tháp Eiffel
Tất cả những công trình vĩ đại và nổi tiếng của người Mỹ đều đã được các nhà làm phim nước này mang ra oanh tạc bằng sạch. Tiếp đó, họ hướng đến những công trình kiến trúc lừng danh và là biểu tượng của các quốc gia khác. Trong số này, tháp Eiffel của người Pháp là một ví dụ.
Biểu tượng tình yêu của người Pháp là Tháp Eiffel bị Hollywood "oanh tạc" đến mức ngã gục.
Mặc dù người Pháp không còn lạ gì với những trò lừa gạt bằng phim ảnh của người Mỹ. nhưng trong G.I. Joe: Rise of Cobra/Cuộc chiến mãng xà của Stephen Sommers, biểu tượng của người Pháp đã bị đem ra “khủng bố”.
Mặc dù vậy, trong con mắt những khán giả phương Tây, phim ảnh vẫn chỉ là phim ảnh, không hề có một mưu đồ chính trị nào. Vì vậy bộ phim không chỉ thu hút được lượng khán giả toàn cầu (trong đó không thể thiếu thị trường Pháp), đưa doanh thu của phim lên 370 triệu USD.
4. Điện Kremlin
Các nhà làm phim Mỹ tiếp tục tấn công cơ quan đầu não của người Nga là điện Kremlin trong Mission Impossible/Nhiệm Vụ Bất Khả Thi 4. Nam tài tử Hollywood Tom Cruise đã khéo léo luồn lách được vào trong cơ quan tối mật của xứ bạch dương.
Điện Kremlin bị oanh tạc trong Mission Impossible 4.
Bộ phim đã được nhà sản xuất ưu tiên chiếu ở thị trường Nga sớm hơn người Mỹ đến 10 ngày, doanh thu phòng vé thu về cũng khá khả quan.
Đặc biệt, trong ngày công chiếu ở Nga, Tom Cruise đã đích thân có mặt tại Moscow để tuyên truyền cho bộ phim. Điều này cho thấy Hollywood đang đặc biệt để ý đến thị trường Đông Âu đang ngày một lớn mạnh, tiềm năng.
Người hâm mộ điện ảnh Nga khi thấy công trình kiến trúc bậc nhất đất nước bị phá hủy trong một bộ phim bom tấn của Hollywood đã cảm thấy thực sự phấn khích. Tất nhiên chỉ có Điện Kremlin của người Nga mới hoàn toàn xứng đáng với một cảnh tượng oanh tạc hoành trang như trong Mission Impossible 4 lần này.
Dù sao, đó cũng chỉ là phim ảnh, những khán giả Nga thừa hiểu đây không phải điều gì to tát liên quan đến chính trị mà đơn thuần chỉ là một sản phẩm giải trí.
5. Kim Tự Tháp Ai Cập
Trong phần hai của Robot đại chiến: Bại binh phục hận, Kim Tự Tháp đã trở thành tâm điểm chính, cho dù ở những phút cao trào cuối phim hay nội dung tình tiết cũng đều khắc họa hình ảnh trọng tâm của Kim Tự Tháp.
Đại Kim Tự Tháp Giza của người Ai Cập đang bị tàn phá bởi các robot của tương lai.
Bảy Autorobot ẩn náu trong các Kim Tự Tháp đã báo hiệu cảnh tượng Đại Kim Tự Tháp Giza cùng những biểu tượng của nền văn mình hàng ngàn năm của người Ai Cập đứng trước nạn diệt vong, trở thành đông đá vụn trong tích tắc.
Michael Bay chính là người hiểu rõ nhất việc kích thích người xem với những cảnh quay mà chưa một nhà làm phim nào nghĩ đến khi oanh tạc các Kim Tự Tháp.
6. Nhà hát Con Sò Sydney
Trong The Day After Tomorrow/ Ngày kinh hoàng, Trái Đất lần thứ hai chìm vào thời kỳ băng hà, băng tan ở hai cực, nước biển dâng cao, sóng thần, động đất cùng biết bao thiên tai nhấn chìm Trái Đất, con người đứng trước đại họa diệt vong.
Nhà hát con sò ở Sydney bị nhấn chìm trong biển nước.
Trong phim này, Roland Emmerich không quên những biểu tượng của các quốc gia trên thế giới. Để nhấn mạnh sự kinh hoàng của ngày tận thế, Nhà hát Con Sò Sydney là một trong những đối tượng như thế. Những cơn sóng thần khổng lồ ngay lập tức nuốt chửng biểu tượng của người dân đất nước chuột túi.
7. Tượng chúa Ki-tô Cứu thế ở Rio De Janeiro
Với bộ phim chủ đề ngày tận thế, 2012 là cơn đại hồng thủy nhấn chìm tất cả loài người dưới làn biển sâu, chỉ trừ có đỉnh của dãy Himalaya. Hàng loạt những công trình nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đều bị phá hủy và nuốt chửng bởi động đất và sóng thần.
Tượng Chúa Ki-tô Cứu thế ở Brasil sụp đổ trước cơn đại hồng thủy lần hai.
Sau Washington của Mỹ, tượng Đức chúa Kito Cứu Thế của người dân Brasil trong 2012 cũng được thể hiện một cách đầy ấn tượng khi bị tàn phá bởi thiên nhiên. Như vậy, những bộ phim đề tài thảm họa diệt vong không chỉ chú ý oanh tạc những công trình kiến trúc biểu tượng cho chính trị, kinh tế, biểu tượng của tự hào dân tộc hay kể cả tôn giáo cũng đều chịu chung số phận trong thời khắc diệt vong.
8. Cầu Cổng Vàng
Trong loạt phim về Dị nhân phần 3 mang tên Phán xét cuối cùng, niềm tự hào củacông nghiệp Mỹ một thời, biểu tượng của thành phố San Francisco là Cầu Cổng Vàng hùng vĩ đã bị tấn công không thương tiếc.
Cầu Cổng Vàng bị phá hủy không khác món đồ chơi trong X-Man.
Cầu Cổng Vàng từng được mệnh danh là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Màu đỏ rực của cây cầu phản chiếu với màu xanh biếc của bầu trời và nước biển đã trở thành biểu tượng đẹp của người dân thành phố này. Ngoài ra nó còn là một “cây cầu tự tử” với số lượng lớn những người chọn kết liễu đời mình.
Vì lẽ đó, Cầu Cổng Vàng cũng chung số phận như nhiều biểu tượng nổi tiếng khác của người Mỹ như tượng Nữ Thần Tự Do, Nhà Trắng, Quảng trường Thời Đại… đều bị rơi vào tầm ngắm oanh tạc của điện ảnh.
9. Đồng hồ Big Ben
Mặc dù ngày nay tháp đồng hồ Big Ben - biểu tượng của người dân London nói riêng và người dân Anh nói chung, đã được đổi tên thành Tháp Elizabeth nhưng nó vẫn luôn là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Đồng hồ Big Ben và Điện Wesminter của London ngập trong khói lửa.
Nơi đây hàng năm cứ vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ, năm mới, tiếng chuông đồng hồ lại đổ rộn ràng. Còn trong bộ phim thuộc thể loại hành động ly kì, viễn tưởng của Mỹ - V báo thù, quái vật V bí ẩn đã xuống tay oanh tạc, bắn phá Cung điện Westminster và cả Đồng hồ Big Ben, nhấn chìm niềm kiêu hãnh của Hoàng gia và người dân Anh trong biển lửa.
10. Cầu Brooklyn, New York
Một bộ phim với vai nam chính của nam tài tử da màu Will Smith đưa người xem đến với thành phố New York trong thời kỳ diệt vong, cùng chung cảnh thê lương, ảm đạm, bệnh dịnh hoành hành và bất lực với toàn cầu.
Cây cầu ngạo nghễ Brooklyn của New York trở nên tàn tạ, tang tóc.
Trong khung cảnh điêu tàn, tang tóc chung của thế giới, cây cầu Brooklyn cũng rơi vào thảm cảnh nặng nề, u ám mà người dân Mỹ chưa bao giờ chứng kiến.
11. Tượng đài Washington
Trong bộ phim Bí mật thế giới diệt vong không hề có cảnh phá phách, oanh tạc những công trình kiến trúc hay bất kỳ niềm tự hào, kiêu hãnh của quốc gia nào. Mặc dù vẫn có sự xuất hiện của các biểu tượng nổi tiếng nhưng với ý nghĩa là những phế tích, đống đổ nát hoang tàn sau bị chính loài người dùng hạt nhân để hủy diệt.
Tượng đài Washington và phía xa là Nhà Trắng ngập trong bùn cát khi Trái Đất diệt vong.
Giữa cảnh tang tóc, hoang phế xuất hiện những công trình nổi tiếng của người Mỹ như Cầu Cổng Vàng và cả Đài tưởng niệm Washington, một cây cột đá đứng xiêu vẹo trong đống trầm tích, bị chôn vùi dưới lớp cát dày 3.000 feet. Ở phía xa còn có thể nhận thấy chóp của tòa Bạch Ốc kiêu hùng cũng bị nhấn chìm dưới bùn đất, phản chiếu ánh hoàng hôn của nhân loại.
12. Cầu Thiên Niên Kỷ London
Hội Tử thần Thực tử (Death Eater) của Voldemort đã sử dụng ma thuật để nhấn chìm cây cầu Thiên Niên Kỷ nổi tiếng của London.
Cầu Thiên Niên Kỷ của Anh bị tiêu diệt bởi Tử thần Thực tử.
Truyện về cậu bé phù thủy Harry Potter ra đời từ năm 1996, trong khi câu cầu Thiên Niên Kỷ phải đến năm 2000 mới được hoàn thành và được vào sử dụng. Không hiểu hội Tử thần Thực tử kiếm đâu ra nguyên mẫu của cây cầu để phục chế sau đó lại phá hủy?
13. Trung tâm thương mại thế giới WTC
Tòa nhà WTC với người Mỹ cũng như mọi người trên thế giới vốn là một biểu tượng của nền kinh tế hàng đầu thế giới, đồng thời là một bài học cảnh báo cho tất cả các quốc gia về nạn khủng bố toàn cầu.
Cảnh tượng kinh hoàng từng xảy ra ngoài đời thực với tòa nhà WTC năm 2001.
Có lẽ, trong số các công trình kiến trúc tiêu biểu, niềm tự hào dân tộc của các nước từng bị oanh tạc trên phim ảnh, WTC là công trình duy nhất bị tấn công ngoài đời thực vào ngày 11/9/ 2001, từng khiến người Mỹ và cả thế giới rúng động.
Ngay cả phim ảnh trước đó cũng chưa từng bao giờ có cảnh tấn công, đánh phá đến tòa tháp đôi kiêu hãnh này. Chỉ trong một vài cuốn truyện tranh như Transformers hay cảnh Wonder Woman lao chiếc máy bay vào WTC, hoặc truyện Mortadelo y Filemon của Tây Ban Nha cũng có hình ảnh tương tự, còn với điện ảnh thì tuyệt nhiên không.
Phải đến năm 2006, tức là 5 năm sau ngày xảy ra ngày đen tối trên, đạo diễn Oliver Stone mới cho ra mắt bộ phim Cận kề cái chết/World Trace Center.
14. Tháp Truyền hình Tokyo
Một đất nước của châu Á là Nhật Bản vốn có cái nhìn khá cởi mở như phương Tây nên không có lý do gì để các nhà làm phim nước này đưa hình ảnh biểu tượng của đất nước mình lên oanh tạc trên màn ảnh.
Đạo diễn Shinji Higuchi đã Tháp truyền hình Tokyo đối mặt với nạn diệt vong khi cả nước Nhật bị nhấn chìm trong 338,54 ngày thay vì 40 năm như các nhà khoa học dự đoán.
Người Nhật không ngần ngại "phá hủy" biểu tượng đất nước mình bằng điện ảnh.
Ngoài tháp Tokyo, nhiều công trình kinh tế, tôn giáo, di tích lịch sử nổi tiếng của Nhật Bản cũng đối mặt với thảm họa từ thiên nhiên, trong đó có cả các lò phản ứng hạt nhân trên khắp nước Nhật.
Có lẽ những người dân xứ Phù tang đã quá quen thuộc với các hiểm họa từ thiên nhiên như động đất, sóng thần… nên không có gì lạ lẫm khi phim ảnh của họ tự phản ánh một cách sống động và chân thực một phần nào sự kinh hoàng khi tự nhiên nổi giận.
Những công trình biểu tượng hay niềm tự hào của họ có thể bị hủy hoại bất cứ lúc nào, vì lẽ đó, Nhật Bản có lẽ là đất nước Châu Á duy nhất trên thế giới dám tự “phá hủy” những biểu tượng của đất nước mình. Đó là điều dường như không thể với những quốc gia phương Đông khác như Trung Quốc, các tiểu vương quốc Ả Rập, những quốc gia Hồi giáo hay kể cả Triều Tiên.
15. Tượng Đại Phật núi Đại Dữ
Đạo diễn của Battleship/Chiến hạm là Peter Berg từng chia sẻ việc ông rất hào hứng và thích thú với đặc khu hành chính Hồng Kông. Vì vậy một số cảnh phim được thực hiện tại xứ cảng, Peter Berg đã quyết định ở lại Hồng Kông vài ngày để nghiền ngẫm và nghiên cứu kịch bản.
Tượng Đại Phật trên núi Đại Dữ ở Hồng Kông trong những cảnh bắn phá ác liệt đầu phim Battleship.
Kết quả là không lâu sau đó, khán giả Hồng Kông và Trung Quốc đã được chứng kiến cảnh bức tượng Đại Phật trên núi Đại Dữ đón nhận hàng loạt trận đạo pháo oanh tạc từ các phi thuyền. Điều này chẳng khác nào đòn tấn công vào nền kinh tế là những tòa nhà văn phòng cao cấp ở Hồng Kông. Hình ảnh có thể liên tưởng đến việc tượng Nữ Thần Tự Do của người Mỹ bị tấn công trong những bộ phim thảm họa khác.
Tất nhiên khi phim được du nhập vào Hồng Kông và Trung Quốc, một vài cảnh tượng liên quan đến việc bức đại tượng ở phần đầu đã bị bắn phá đã bị “cắt gọt”.