Vì đâu Wefit - startup tiên phong trong lĩnh vực fitness lại phá sản?
Sáng nay (11/5), Công ty cổ phần công nghệ Onaclover - WeWow đã gửi tới khách hàng thông báo buộc phải dừng hoạt động từ ngày 11/5 do vốn hoạt động đã cạn kiệt hoàn toàn.
Theo thông báo gửi đến các khách hàng, WeWow cho biết sau những khủng hoảng gặp phải từ đầu năm, mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ, đơn vị này vẫn không tránh khỏi những khó khăn về tài chính do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, vốn hoạt động đã cạn kiệt hoàn toàn. Do đó, công ty không còn có thể duy trì hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mình, WeWow buộc phải dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ 8h00 ngày 11/5/2020.
WeWow dừng hoạt động tất cả các sản phẩm (WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy) từ 8h00 ngày 11/5/2020
Như vậy, công ty được kỳ vọng là “kỳ lân” ứng dụng nền tảng kinh tế chia sẻ đã phá sản một cách chóng vánh chỉ sau ít năm hoạt động. Hàng chục nghìn khách hàng của WeWow coi như mất trắng khoản tiền đã đóng trước vào công ty, hàng triệu USD của nhà đầu tư đã tan thành mây khói.
WeWow cho biết đã chính thức nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án theo các quy định của pháp luật và hiện đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 để có phương án tốt nhất cho các khách hàng.
Được biết, WeFit là là một nền tảng ứng dụng di động thành lập từ cuối năm 2016, cung cấp cho người dùng các gói dịch vụ tập luyện và chăm sóc sắc đẹp cơ bản. Hoạt động của WeFit tương tự như Uber, Grab hay Airbnb dựa trên sự bùng nổ của các ứng dụng kinh tế chia sẻ. WeFit kết nối giữa các phòng tập gym, các phòng tập thể thao, spa với khách hàng. Được biết, trước khi dừng hoạt động, công ty đã có mạng lưới hoạt động tại hơn 1.000 địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM.
Đầu năm 2019, WeFit từng gọi vốn thành công 1 triệu USD cho vòng đầu tư pre-series A từ quỹ CyberAgent Capital, một quỹ đầu tư của Hàn Quốc và một vài nhà đầu tư khác. Trước đó, WeFit cũng đã từng được các quỹ đầu tư ESP Capital, VIISA rót vốn năm 2017.
Tuy nhiên, thời gian qua WeFit liên tục gặp khủng hoảng khi bị các spa, phòng tập tố nợ đọng, ngừng liên kết, khách hàng phàn nàn rất nhiều về cách vận hành cũng như chăm sóc khách hàng của WeFit.
Wefit được thành lập bởi Khôi Nguyễn, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam
Wefit được thành lập bởi Khôi Nguyễn, với mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong ngành Fitness Việt Nam. Trong giới startup Việt Nam, Nguyễn Khôi với ứng dụng WeFit được xem như người tiên phong trong việc đưa công nghệ vào lĩnh vực healthy và fitness (sức khỏe và thể hình).
Khôi từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách "30 under 30 Việt Nam" do Forbes bình chọn.
Vào ngày 2/2/2020, sau những lùm xùm về hoạt động kinh doanh và vấn đề tài chính, phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hải Đăng đã thay Nguyễn Khôi để giữ trọng trách Tổng Giám đốc.
Nhiều ý kiến cho rằng đại dịch đang xảy ra chỉ là cái cớ WeFit phá sản, thực chất công ty này vận hành không hiệu quả. Sự ra đi của một “Grab” trong lĩnh vực sức khỏe đã gây ngỡ ngàng cho không ít người. Còn đối với những khách hàng đã tin tưởng, mua dịch vụ của WiFit mà chưa sử dụng thì chắc chắn sẽ không khỏi phẫn nộ.
Đối với các gói sản phẩm mà khách hàng đã đăng ký trước đó, WeWow khẳng định đang làm việc với các nhà cung cấp...
Nguồn: [Link nguồn]