Vẫn cứ quan niệm về tiền bạc thế này bảo sao bạn không giàu nổi

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nếu muốn giàu có bạn hãy dừng ngay những suy nghĩ sai lầm dưới đây trước khi quá muộn.

1. Con cái là ưu tiên tài chính

Làm cha mẹ thì trách nhiệm đầu tiên là đảm bảo cho con cái được ăn mặc đầy đủ và có cuộc sống thoải mái. Tuy nhiên, xét về những mục tiêu tài chính cá nhân lớn hơn như cân nhắc khoản tiết kiệm cho tuổi già hay cho con học đại học thì quan tâm đến bản thân mình dường như là lựa chọn đúng.

Theo nhà hoạch định tài chính Brad Klontz, cha mẹ lo tới bản thân mình trước thì mới có thể lo cho con cái được. Ở Mỹ, sinh viên đại học có khoản vay riêng, nhưng không hề có lựa chọn tương tự nào cho tuổi nghỉ hưu. Nếu như bản thân bố mẹ không có khoản tiết kiệm thì chính họ lại tạo áp lực cho chính các con về sau.

Lập luận tương tự cũng được đặt ra trong trường hợp con cái muốn những thứ mà cha mẹ ít khả năng đáp ứng được (mua quần áo thời thượng hay tổ chức những bữa tiệc sinh nhật xa hoa...). Bà Susan Bradley, chuyên gia hoạch định tài chính cho rằng nên đặt ra những giới hạn nhất định để con cái có thể chia sẻ một phần tài chính với cha mẹ. Lấy ví dụ như, nếu con trai của bạn muốn mua một đôi giày đắt tiền, thì hãy nói với con bạn rằng: "Bố mẹ sẽ mua cho con một đôi giày, nhưng nếu con muốn mua đôi đắt tiền hơn thì sẽ phải trả thêm khoản chênh lệch đó".

Vẫn cứ quan niệm về tiền bạc thế này bảo sao bạn không giàu nổi - 1

2. Tôi không xứng đáng được giàu có

Số đông nghĩ rằng họ không có đủ năng lực để đạt được sự giàu có.

Họ thường tự hỏi bản thân rằng "Mình là ai mà dám mơ thành tỷ phú chứ?".

Trong khi đó, người giàu luôn đặt câu hỏi ngược lại: "Tại sao tôi không thể trở thành tỷ phú?

Tôi cũng nỗ lực như những người khác và tôi xứng đáng đạt được sự giàu có.

Tôi phục vụ người khác thì tôi xứng đáng nhận lại tiền bạc chứ?"

Người giàu luôn có niềm tin vào tiền bạc và niềm tin ấy tạo nên động lực thay đổi thái độ để họ tiến về phía trước.

3. Tôi sẽ trở thành tỷ phú năm 30 tuổi

Theo Adam Vega, quản lý tại United Capital: "Rất nhiều người tin rằng họ sẽ có mức thu nhập cao hơn vào một độ tuổi nào đó. Đặt mục tiêu rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là đánh giá lại và đặt ra các mục tiêu khả thi".

Bạn khó có thể xác định sẽ tiết kiệm được bao nhiêu ở một độ tuổi nào đó, vì vậy tốt hơn hết hãy đặt ra các mục tiêu tiết kiệm, dựa trên thu nhập, độ tuổi và số tiền mình cần sau khi nghỉ hưu. Những mục tiêu này có thể lớn lao nhưng thay vì gò bản thân trong thời gian ngắn ngủi, hãy làm từ từ, chậm mà chắc.

4. Tôi cần phải có bằng cấp mới làm giàu được

Hầu hết người bình thường trong chúng ta cho rằng con đường đến sự giàu có phải bắt đầu bằng học vấn bài bản.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải triệu phú nào cũng có bằng cấp, họ coi trọng việc tích lũy kiến thức hơn là tấm bằng.

Mặc dù người giàu quý trọng giá trị của học vấn nhưng họ không coi đó là thước đo để xây dựng tài sản.

Đương nhiên, rất nhiều người giàu có bằng cấp cao từ thạc sĩ đến tiến sĩ nhưng bằng cấp không giúp họ làm giàu.

Chính việc giải quyết vấn đề, theo đuổi đam mê và kiên trì mới là thước đo của sự giàu có.

5. Tôi sẽ bắt đầu tiết kiệm khi tôi kiếm được X

Adam Vega, quản lý tại United Capital chỉ ra rằng nhiều người chờ tới khi họ đạt một mức thu nhập nào đó rồi mới bắt đầu tiết kiệm. Tuy nhiên, tuổi tác không đảm bảo được sự gia tăng về thu nhập.

"Rất nhiều khách hàng nói với tôi rằng họ sẽ bắt đầu tiết kiệm khi họ ra làm riêng, mở công ty khởi nghiệp hay có thu nhập bằng X...", Vega nói. "Việc này có thể khiến kế hoạch của bạn kéo dài hơn hoặc có thể không thể xảy ra".

Theo Vega, hãy bắt đầu đặt mục tiêu và tiết kiệm sớm nhất, nhiều nhất có thể.

Vẫn cứ quan niệm về tiền bạc thế này bảo sao bạn không giàu nổi - 2

6. Sự giàu có chỉ dành cho một số ít người may mắn

Trong khi phần đông chúng ta cho rằng sự giàu có là một đặc quyền chỉ dành cho những người may mắn thì người giàu tin rằng ai cũng có quyền như nhau để làm giàu.

Người bình thường chờ đợi những điều may mắn sẽ đến với mình như trúng số hoặc được thừa hưởng tài sản thừa kế bất ngờ.

Trong khi đó, người giàu luôn tìm cách để giải quyết vấn đề trước tiên.

Họ tin rằng nếu họ có thể giúp cho cuộc sống của người khác dễ dàng hơn, họ sẽ trở nên giàu có.

7. Tiền là căn nguyên của mọi tội ác

Điều đầu tiên phải nhận ra là lối suy nghĩ này vô cùng nguy hại với sự thành công về tài chính của bạn. Chuyên gia hoạch định tài chính Bradley cho rằng đây là một quan niệm rất hẹp hòi. Thực tế là bản thân tiền không tốt hay xấu, mà vấn đề phụ thuộc vào cách người ta làm gì với tiền. Dẫn chứng về một số người giàu xấu xa không thiếu, nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể lấy ví dụ về những người giàu và tốt như Bill Gates, hay những người nghèo hư hỏng.

Ông Klontz cho biết thêm, một số còn nghĩ rằng tất cả những người giàu thì đều tham lam và xấu xa. Chính vì thế, họ theo tiềm thức sẽ lựa chọn sự nghiệp thường không quá giàu có, tránh bị người khác nhìn nhận theo cách tiêu cực. Điển hình là những người trúng xổ số. Họ có rất nhiều tiền rồi sau đó trở nên hay khó chịu và lo lắng.

8. Bảo hiểm nhân thọ và khuyết tật chỉ dùng được khi ốm hoặc cho người già

Theo Emory J. Smith của EJS Financial Management, đa số người trẻ hiện nay cho rằng họ không cần bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm khuyết tật bởi họ còn trẻ và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, họ nên mua bảo hiểm khi sức khỏe vẫn còn tốt. Nó không chỉ giúp bạn được bảo hiểm sức khỏe mà còn có một khoản tiền tiết kiệm trong tương lai.

8 quyết định về tiền bạc khiến bạn phải hối hận về sau

Sai lầm là một phần của cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi sai lầm một cách tuyệt đối. Những sai lầm về tài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN