Sợ đu đỉnh BĐS, chuyển tiền qua chứng khoán, nhà đầu tư nhận "cái kết đắng"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từng sợ đu đỉnh BĐS nên chuyển qua đầu tư vào chứng khoán, nhưng nhà đầu tư này thừa nhận chỉ trong một thời gian ngắn đã bị “bốc hơi” luôn một nửa số tiền của mình.

Những nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đang trải qua những ngày giao dịch “đáng quên” khi tài khoản liên tục bốc hơi từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng sau mỗi phiên giao dịch.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2022 đến kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6, chỉ số VN-Index đã ghi nhận mức giảm gần 23%. Tuy nhiên, trong thời gian này nhiều mã cổ phiếu ghi nhận mức giảm sâu từ 60% đến hơn 70% khiến không ít người choáng váng.

Với những người sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều trong giai đoạn này việc bán tháo các mã cổ phiếu để trả tiền các công ty chứng khoán diễn ra thường xuyên. Cùng với đó, không ít người đã bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu để thu tiền khiến khoản đầu tư bị thiệt hại nặng nề.

Anh Nguyễn Tâm (Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện về khoản lỗ tới 50% giá trị đầu tư của mình. Theo nhà đầu tư này, giai đoạn cuối năm 2021 đầu năm 2022 anh có kế hoạch tìm mua một mảnh đất vùng ven Hà Nội để đầu tư. Tuy nhiên, qua nhiều ngày tìm kiếm và khảo sát thực tế anh nhận thấy giá BĐS đã đẩy lên khá nhiều chỉ trong một thời gian ngắn.

Lo ngại “đu đỉnh” trong lĩnh vực BĐS, anh quyết định bỏ toàn bộ số tiền dự kiến mua đất của mình vào lĩnh vực chứng khoán. Trong những ngày đầu thì khoản đầu tư này cũng mang lại cho anh khoản lãi đáng kể. Tuy nhiên, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh trong giai đoạn nửa sau tháng 4 đến nay, số tiền đầu tư của anh đã “bốc hơi” nhanh chóng khi hàng loạt mã cổ phiếu lao dốc và phải bán bớt cổ phiếu để trả khoản vay ký quỹ với công ty chứng khoán.

Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang ghi nhận mức lỗ tới hơn 50% giá trị danh mục đầu tư (kết phiên giao dịch 20/6) - Ảnh chụp màn hình  

Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang ghi nhận mức lỗ tới hơn 50% giá trị danh mục đầu tư (kết phiên giao dịch 20/6) - Ảnh chụp màn hình  

Sau phiên giao dịch ngày 20/6, nhà đầu tư này thừa nhận giờ giá đất nhiều nơi đã chững lại để có thể xuống tiền đầu tư nhưng lại không còn tiền. Theo anh Tâm, nhìn lại tài khoản đầu tư chứng khoán, số tiền đã bị giảm tới một nửa: “Cũng nghĩ là vứt đấy vài tháng sau nhìn lại nhưng mỗi khi xem tài khoản là cả đêm không thể ngủ được", nhà đầu tư Nguyễn Tâm chia sẻ.

Với đà lao dốc mạnh của hàng loạt mã cổ phiếu trong thời gian qua, trên các hội nhóm về đầu tư chứng khoán hàng loạt nhà đầu tư sẵn sàng khoe khoản lỗ từ 15 đến gần 60% danh mục đầu tư của mình.

Trong đó, một nhà đầu tư trẻ tại Hà Nội cho biết khoản đầu tư 7 tỷ đồng của mình vào chứng khoán đến nay còn chưa đầy 3 tỷ đồng. Chứng kiến sự “bốc hơi” trong tài khoản của mình, nhà đầu tư này thừa nhận sau đợt giảm mạnh của VN-Index này thì sẽ có hàng loạt nhà đầu tư có thể sẽ phải rời bỏ thị trường chứng khoán vì không chịu được cú sốc vừa qua.

Tài khoản Thảo Vy chia sẻ số tiền gần 2 tỷ đồng của mình cũng bốc hơi tới hơn 90%. Theo đó, Thảo Vy cho biết tài khoản đầu tư chứng khoán ban đầu của chỉ có 60 triệu đồng, nhưng có lúc đã tăng lên gần 2 tỷ. Tuy nhiên, trước cú lao dốc của thị trường thời gian qua số tiền hiện tại chỉ còn 100 triệu đồng.

Chia sẻ về bài học rút ra của mình, nhà đầu tư này cho biết hãy luôn nhớ, có thể dùng bất kỳ phương pháp nào để đầu tư hoặc đầu cơ khi bạn mua vào nhưng hãy luôn dùng đúng phương pháp đó khi bạn bán đi để tất toán một trạng thái đầu tư của mình. Chỉ có như vậy, bạn mới có một chiến thuật xuyên suốt, một sự kiểm soát tối đa cuộc chơi của mình và biết lúc nào mình đã sai để dừng lại.

Một nhà đầu tư kỳ cựu trong diễn đàn đưa ra lời khuyên: đã là đầu tư thì chúng ta nên có một tầm nhìn dài hạn dù là đầu tư giá trị hay lướt sóng thì cũng phải biết mình đang trong giai đoạn nào của con sóng. Nhưng trong tầm nhìn dài đó cần có những tầm nhìn ngắn hơn cho từng giai đoạn để biết trong giai đoạn đó ta cần làm gì.

Theo nhà đầu tư này, có thể năm 2020-2021, việc đầu tư chỉ dừng lại ở việc chọn mã và tìm điểm mua, cứ mua là thắng khiến nó trở nên quá dễ dàng khiến nhiều nhà đầu tư lầm tưởng rồi đến những cú sập mới vỡ ra thì đã quá muộn. Nhưng không bao giờ là quá muộn để sửa sai và làm lại, còn tiền là còn cơ hội. Thị trường chứng khoán sống càng lâu càng giàu nên quan trọng nhất vẫn phải ưu tiên việc quản trị rủi ro.  

Bán dự án 120 tỷ rồi mua lại với giá 650 tỷ đồng, Chủ tịch Trương Anh Tuấn nói gì?

Từng thoái vốn dự án chung cư nhà ở xã hội HQC Tây Ninh thu về 120 tỷ đồng, nay HQC của Chủ tịch Trương Anh Tuấn bất ngờ đề xuất mua lại dự án với giá 650 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN