Sau Tết, với 200 triệu tiền tiết kiệm chị em nên chọn kênh đầu tư nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Sau nghỉ Tết, hiện em đang có sẵn một khoản tiền nhàn rỗi nho nhỏ, khoảng 220 triệu. Các chị có kinh nghiệm tư vấn giúp em nên làm gì với số tiền đó ạ?”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là dấu mốc để nhiều người bắt đầu lên kế hoạch đầu tư cho năm tiếp theo. Thời điểm này khá nhiều chị em có những khoản tiền từ một trăm tới vài trăm triệu dư dả nhưng chưa biết nên đầu tư kênh nào an toàn lại sinh lời tốt nhất.

Trên một số diễn đàn về đầu tư và tài chính cá nhân, câu hỏi tương tự thu hút rất nhiều chị em bàn luận, quan tâm.

Đầu tư gì với khoản tiền khoảng 200 triệu là chủ đề được nhiều chị em quan tâm

Đầu tư gì với khoản tiền khoảng 200 triệu là chủ đề được nhiều chị em quan tâm

Mới đây, trên một hội nhóm chuyên về chủ đề chi tiêu tiết kiệm và thông minh của các chị em văn phòng, tài khoản Bích Vân đã chia sẻ dòng trạng thái và mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, tư vấn của các chị em có kinh nghiệm. Cụ thể, đó là câu chuyện lựa chọn kênh đầu tư với số tiền nhỏ dưới 1 tỷ (từ khoảng 100 - 200 – 300 triệu): “Chào các chị, sau Tết, em đang có sẵn một khoản tiền nhàn rỗi nho nhỏ, khoảng 220 triệu đồng nhưng chưa biết đầu tư kênh nào phù hợp. Em mong muốn nhờ các chị có kinh nghiệm tư vấn giúp em nên làm gì với số tiền đó ạ.”

Với những người sở hữu số tiền lớn, có lẽ họ sẽ có nhiều kinh nghiệm đầu tư. Tuy nhiên, với số tiền dưới 1 tỷ, cụ thể trong khoảng từ 100 - 200 - 300 triệu... thì khá nhiều chị em dành dụm có được. Số tiền tuy không nhiều nhưng cũng không phải là ít, song nhiều người trong số họ cũng chưa biết dùng để làm gì và đầu tư kênh nào để vừa an toàn vừa có thể sinh lời.

Câu chuyện của chị Bích Vân sau khi được chia sẻ đã thu hút rất nhiều bình luận, góp ý.

Tài khoản Nguyễn Lê bình luận: “Mình cũng hóng làm gì với tiền nhàn rỗi khoảng 1 tỷ. Vì 1 tỷ thì chưa đủ mua được lô đất nơi mình đang ở”.

Vàng được coi là một trong các kênh đầu tư truyền thống

Vàng được coi là một trong các kênh đầu tư truyền thống

Tài khoản Chu Hoa phân tích: “Thời điểm này lãi suất ngân hàng đang rất thấp, nhưng để giữ tiền an toàn thì bạn nên kiếm 1 ngân hàng nào đó lãi suất cao cao xíu để gửi với thời hạn 6 tháng luôn từ ngày mai. Trong 6 tháng đó, bạn dành thời gian nghiên cứu xem mình thích lĩnh vực gì, đánh giá kỹ càng rồi chờ hết kỳ hạn bạn chuyển đổi là vừa. Nếu khoản tiền đó không cần dùng tới 3-5 năm nữa thì hãy cân nhắc đầu tư vào vàng hoặc chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi và một khoản quỹ dự phòng rủi ro. Lưu ý là phải đặt mục tiêu dài hạn thì sẽ mang lại lợi nhuận hơn hẳn gửi tiết kiệm”.

Tương tự, tài khoản Minh Anh cũng dành lời khuyên nên quan tâm đầu tư chứng khoán: “Nếu bạn có hiểu biết về tài chính, thời điểm này có nhiều mã chứng khoán tốt để đầu tư cho khoảng một năm tới. Hiện cơ hội thị trường có nhiều. Nhiều mã có thể có tỷ suất sinh lời 12-15%/năm, thậm chí cao hơn".

Tài khoản Hoang Oanh thì lại hướng tới đầu tư đất thổ cư: “Với số tiền 220 triệu, chị có thể vay ngân hàng thêm 200 hoặc 300 triệu để mua miếng đất thổ cư có sổ riêng tại địa phương nơi chị sinh sống. Em ở Đắk Lắk, em cũng mới mua một lô 530 triệu. Mình cố một chút, mua và để đó cỡ chục năm nữa chắc có lời á chị, hoặc không thì cũng coi là của để dành cho con sau này”.

Góp ý thêm về chủ đề này, anh Nguyễn Huy – chuyên gia tài chính cho rằng, Khi sở hữu một khoản tiền 200 triệu, việc quyết định làm thế nào để đầu tư có thể trở nên phức tạp. Điều quan trọng đầu tiên là xem xét khẩu vị rủi ro của bản thân.

Bất động sản và chứng khoán cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tuy nhiên cần xác định mục tiêu dài hạn

Bất động sản và chứng khoán cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tuy nhiên cần xác định mục tiêu dài hạn

Tùy theo khẩu vị rủi ro, bạn có thể cân nhắc chia % đầu tư trên tổng số vốn khoảng 200 triệu vào các kênh truyền thống gồm gửi tiết kiệm hoặc mua tích sản như vàng và chứng khoán, theo mức độ rủi ro tăng dần. Bạn cũng có thể tham khảo mô hình gửi tiết kiệm 20%, vàng 30% và chứng khoán 50% (tức khoảng 100 triệu đồng).

“Bạn có thể cân đối với các kênh đầu tư phổ biến: Đầu tư bất động sản: để đầu tư vào thị trường nhà đất bạn phải có vốn lớn. Đây là thị trường biến động rất lớn và nhanh chính vì vậy bạn cần phải thường xuyên cập nhật xu thế và biến động của thị trường. Đặc biệt là thị trường nhà đất tại các thành phố lớn có hoạt động sôi nổi và thay đổi theo từng ngày.

Đầu tư vàng và ngoại tệ: để tránh việc đồng tiền mất giá nhiều người lựa chọn quy đổi ra vàng để tích trữ. Tuy nhiên có thể nhận thấy vàng là kênh đầu tư tương đối bấp bênh và nhiều rủi ro khó lường.

Đầu tư chứng khoán: Mặc dù có nhiều biến động nhưng đây là kênh được nhiều người lựa chọn. Tuy vậy, việc lời lãi còn tùy thuộc rất nhiều vào kiến thức, sự am hiểu và nhạy bén với thị trường của từng nhà đầu tư.

Gửi tiết kiệm ngân hàng: Kênh đầu tư truyền thống này tuy không sinh lời cao nhất nhưng có thể đảm bảo an toàn và giúp bạn tích trữ tài sản tốt nhất” - chuyên gia Nguyễn Huy phân tích.

Ngoài các kênh đầu tư truyền thống kể trên, vị chuyên gia cũng cho rằng với một số người năng động, nhạy bén thị trường, có kỹ năng bán hàng có thể cân nhắc kinh doanh trực tuyến - hình thức đầu tư kinh doanh với vốn thấp, đã có thể bắt đầu với số tiền từ 10-20 triệu đồng.

Một hướng kinh doanh khác hiện rất tiềm năng là đầu tư bất động sản cho thuê tại Hà Nội hoặc các thành phố lớn. Với số tiền khoảng 200 triệu đồng, một người biết cách vận hành đi thuê và cho thuê lại có thể sinh lời 10-12%/năm đối với sản phẩm chung cư, nhà đất thổ cư, hướng tới nhóm khách hàng sinh viên, người đi làm.

Chuyên gia đồng thời lưu ý dân văn phòng không nên đầu tư mở quán cà phê, nhà hàng bởi đây là ngành kinh doanh cần có hiểu biết sâu, có mối quan hệ cũng như cộng đồng kinh doanh sẵn.

Những ngày đầu năm 2024, ngân hàng rao bán đấu giá loạt nhà ở, bất động sản với mức giá chỉ từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng nhằm thu hồi nợ vay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN