Pi Network trước giờ G: "Pi thủ" đứng ngồi không yên

Sự kiện: Tiền điện tử
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hôm nay (20/2), Pi Network, đồng tiền điện tử đang thu hút dư luận nhất hiện nay sẽ chính thức được mở mạng, list sàn sau hơn 6 năm hoạt động với nhiều tranh cãi.

Pi Network gây chấn động với thông báo được mở mạng, list sàn

Trước đó, vào sáng 12/2, đội ngũ phát triển Pi Network đăng tải thông báo hệ thống sẽ chính thức chuyển sang Open Network của Mainnet vào lúc 08:00 UTC (tức 15h00 giờ Việt Nam).

Ngày 12/2, Pi Network thông báo sắp list sàn gây chấn động cộng đồng nhà đầu tư tiền điện tử

Ngày 12/2, Pi Network thông báo sắp list sàn gây chấn động cộng đồng nhà đầu tư tiền điện tử

Đây là loại tiền ảo từng làm mưa làm gió tại Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây, các giao dịch liên quan đến tiền ảo Pi không được cơ quan chức năng chấp nhận.

Hình thức đào tiền ảo Pi rất đơn giản. Người dùng chỉ cần tải ứng dụng Pi Network, sau đó mỗi ngày, người chơi cần đăng nhập vào ứng dụng để ấn nút đào Pi. Tốc độ đào và số lượng sẽ tăng khi người này giới thiệu cho người khác. Càng giới thiệu được nhiều người thì số lượng Pi thưởng sẽ gia tăng.

Cách đây vài năm, cộng đồng chơi Pi thường tổ chức thành các nhóm để giao dịch nội bộ, tự định đoạt giá trị để mua bán bằng tiền mặt hoặc quy đổi giá trị bằng các tài sản hữu hình. Ví dụ, 1 PI = 1.000 đồng hoặc 10.000 đồng... do các hội nhóm và mỗi cá nhân tự thỏa thuận với nhau.

Với phương thức đào Pi đơn giản, nhiều người đã tích lũy được số lượng Pi rất lớn và đang chờ đợi loại tiền ảo này chính thức lên sàn trong hôm nay.

Hệ thống cũng đã triển khai cơ chế KYC (Know Your Customer) để xác minh danh tính người dùng, giúp tăng tính bảo mật và minh bạch trong hệ sinh thái.

Theo thông báo, Pi Network đã đạt hơn 10,14 triệu lượt di chuyển Mainnet và có hơn 19 triệu người dùng đã hoàn tất xác minh danh tính. Giai đoạn Open Network lần này sẽ giúp Pi mở rộng khả năng kết nối với các hệ thống blockchain bên ngoài, tạo điều kiện cho người dùng tham gia giao dịch ngoài hệ sinh thái của mình.

Sau tuyên bố sẽ chính thức lên sàn giao dịch, giá tiền điện tử Pi lập tức nhảy múa trên các hội nhóm giao dịch và trở thành chủ đề nóng nhất suốt một tuần qua.

Những người ôm Pi đang rất háo hức và hy vọng. Pi thủ thậm chí còn dự đoán giá Pi sẽ lên đến hàng ngàn USD. Trong khi những người anti Pi tỏ ra nghi ngờ và vẫn cho rằng “Pi Network là trò bịp và chỉ xứng đáng 0,00000001 USD”.

Trên các diễn đàn về tiền điện tử, các trader đã chỉ ra những lỗ hổng của Pi Network. Giao dịch Pi Network ở thời điểm hiện tại không hề dễ khi hệ thống yêu cầu người dùng KYC (định danh người dùng) trước khi chuyển vào ví để có thể giao dịch được. Quá trình này được gọi là mainnet. Người dùng cần trải qua 9 bước để có thể giao dịch được trong thực tế.

Vấn đề nằm ở chỗ nhiều người dùng gặp khó khăn trong quá trình mainnet. Hệ thống yêu cầu tải thêm 1 ứng dụng khác, tiếp tục thực hiện 30 phiên khai thác liên tiếp mới được KYC. Quá trình rườm rà gây bức xúc này càng khiến nhiều người nghi ngờ và vẫn cho rằng đây chỉ là “trò lùa gà”.

Pi Network tiềm ẩn rủi ro

Từ góc độ pháp lý, Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch công ty TAT Law Firm cho rằng Pi Network tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng. Ông Tú thông tin, hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiền ảo, bao gồm Pi Network, không được công nhận là tài sản hay phương tiện thanh toán hợp pháp.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định chỉ có đồng Việt Nam và một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như séc, lệnh chi, thẻ ngân hàng mới được pháp luật thừa nhận. Như vậy, việc sử dụng Pi để thanh toán hàng hóa, dịch vụ là trái pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP, với mức phạt lên đến 400 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ công nhận các loại tài sản có giá trị xác định được theo luật, trong khi tiền ảo như Pi chưa được đưa vào danh mục tài sản theo quy định pháp luật. Việc giao dịch, mua bán hoặc sử dụng Pi Network làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Ngoài ra, ông Tú chỉ ra rằng, do Pi chưa được pháp luật công nhận, các giao dịch mua bán, trao đổi Pi đều không được bảo vệ, dẫn đến nguy cơ bị lừa đảo rất cao. Trên thực tế, đã có nhiều vụ việc lợi dụng Pi để huy động vốn theo mô hình đa cấp, hứa hẹn lợi nhuận cao nhằm chiếm đoạt tài sản của người tham gia. Khi giao dịch Pi, nếu bị lừa đảo, người bị hại sẽ rất khó đòi lại tài sản do không có cơ sở pháp lý để kiện tụng.

UBCKNN đã có khuyến cáo đối với nhà đầu tư về việc hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Trong đó chỉ rõ, các loại tiền kỹ thuật số như Pi, USDT, BUSD,.. không phải là chứng khoán và việc mua bán các loại tiền kỹ thuật số nêu trên của nhà đầu tư chưa được pháp luật quy định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Nguyên ([Tên nguồn])
Tiền điện tử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN